Các thuốc giảm đau không cần toa như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc naproxen (Aleve) có thể được sử dụng giảm khó chịu do nhiệt miệng. Viên ngậm kẽm hay vitamin B và C cũng có thể giúp giảm các triệu chứng. Cần làm gì nếu bị nhiệt miệng tái phát hoặc mãn tính?

Việc bị nhiệt miệng thường xuyên có thể là một dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc một căn bệnh nào đó mà bạn đang gặp phải. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng hay bị nhiệt miệng còn có thể là do di truyền. Tuy nhiên, một số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như bệnh lupus, bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc HIV/AIDS cũng có thể gây ra các vết loét miệng thường xuyên hoặc tái phát. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm một số xét nghiệm để xác định xem có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào khiến bạn thường xuyên bị lở loét hay không.
Hello Bacsi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có được những thông tin hữu ích xoay quanh các loại thuốc trị nhiệt miệng hay các trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!