Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nhiệt miệng (loét miệng) là một tình trạng rộp miệng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng bị qua ít nhất một lần trong đời. Vậy bị loét miệng thực chất là như thế nào? Nguyên nhân là do đâu và làm sao để phòng ngừa hiệu quả hay “đánh bay” vấn đề này nhanh nhất có thể?
Mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp thông tin của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.
Loét miệng thường có hai loại:
Người bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như sau:
Ngoài những triệu chứng nhiệt miệng trên, trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn bao gồm:
Nếu bạn có những dấu hiệu của nhiệt miệng này, bạn nên tìm cách khắc phục.
Cơn đau thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Ngoài ra, một số nguời thường gặp phải tình trạng lở miệng liên tục. Vì thế, nhiều người thường thắc mắc: hay bị nhiệt miệng là bệnh gì? Hay bị nhiệt miệng phải làm sao? Mời bạn đọc phần tiếp theo để hiểu rõ “thường xuyên bị lở miệng là bệnh gì?”.
Hiện nay, các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên. Nhưng họ nghi ngờ rằng việc kết hợp một số yếu tố là lý do tại sao hay bị nhiệt miệng ở môi, má trong và một số vị trí khác. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này, hãy tham khảo nguyên nhân hay bị nhiệt miệng dưới đây.
Các tác nhân có thể khiến bạn bị loét miệng bao gồm:
Loét miệng cũng có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:
Không giống như vết loét lạnh, vết loét do bị lở miệng không liên quan đến nhiễm virus herpes.
Như vậy, băn khoăn “hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?” đã được giải đáp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu không điều trị loét miệng trong vài tuần trở lên, bạn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:
Đây không phải là những biểu hiện nhiệt miệng thông thường. Gặp bác sĩ ngay nếu vết loét khiến bạn đau không thể chịu đựng được, ảnh hưởng đến cuộc sống và phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay cả khi những vấn đề này xảy ra trong vòng một hoặc hai tuần đầu vết loét phát triển. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và tạo ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị nhiệt miệng do nhiễm trùng kịp thời.
Bác sĩ thường không cần đến một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán tình trạng nhiệt miệng. Bác sĩ chỉ cần quan sát vết thương để tìm kiếm biểu hiện của nhiệt miệng. Từ đó có thể xác định người bệnh bị nhiệt miệng nặng hay nhẹ.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt khi vết loét nghiêm trọng hoặc tiến triển.
Nhiều người thường thắc mắc không biết cách điều nhiệt miệng như thế nào. Đối với các vết loét miệng nhỏ, bạn không cần phải điều trị vì thường sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên đối với trường hợp bị nhiệt miệng nặng, có các dấu hiệu nhiệt miệng như nhiều vết loét lớn, dai dẳng hoặc đau bất thường, bạn cần phải được điều trị y tế.
Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả gồm:
Ngoài ra, nếu loét miệng liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ chữa các tình trạng này trước.
Một số người có thể hay bị nhiệt miệng hơn những người khác. Thực tế, bạn có thể giảm tần suất của vết loét bằng cách làm theo các mẹo sau:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được nhiệt miệng là gì, những biểu hiện nhiệt miệng, cách điều trị lở miệng và phòng ngừa loét miệng.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!