backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có sao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 26/09/2023

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có sao không?

Hiện tượng âm đạo ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt và ra máu nâu sau chu kỳ khoảng 7 – 10 ngày khiến nhiều chị em lo lắng. Tình trạng đó có phải dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn nào không?

Trong nhiều trường hợp, ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này.

Khí hư là gì?

Khí hư còn gọi là dịch tiết âm đạo hay huyết trắng (Vaginal Discharge) là một chất lỏng trong suốt, có màu trắng hoặc trắng đục chảy ra từ âm đạo của phụ nữ. Dịch tiết âm đạo bắt đầu xuất hiện khi bé gái bước vào độ tuổi dậy thì.

Khí hư là sự kết hợp của:

  • Dịch nội mạc tử cung và vòi trứng
  • Chất nhầy từ cổ tử cung và âm đạo tiết ra
  • Các tế bào chết của âm đạo và cổ tử cung do sự thay đổi nội tiết tố estrogen

Trường hợp khí hư chuyển sang màu nâu hoặc hồng nhạt có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt sắp bắt đầu. Đó cũng có thể là hiện tượng trong những ngày hành kinh cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy khí hư ra màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 7 – 10 ngày có sao không?

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có sao không?

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là bình thường khi nó không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào. Vì đó có thể là do lượng máu cũ còn sót lại, bị oxy hóa và hòa lẫn vào khí hư nên cho ra màu nâu hoặc hồng nhạt.

Ngược lại, nếu bạn ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt 7 – 10 ngày kèm theo mùi hôi tanh, khó chịu, ngứa rát âm đạo, đau khi quan hệ,… thì rất có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa, bao gồm:

Nguyên nhân ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là gì?
Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt kèm theo mùi hôi, tanh khó chịu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Nguyên nhân ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt

1. Trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt

Trong những ngày trước và sau thời gian hành kinh, âm đạo có thể ra khí hư màu nâu.

Bên cạnh đó, nếu lượng máu kinh mất nhiều thời gian để rời khỏi tử cung thì sẽ bị oxy hóa. Thời gian càng lâu thì màu máu càng đậm, từ đỏ tới đỏ sẫm, nâu hoặc thậm chí là màu đen. Đây là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại.

2. Ra khí hư đúng vào thời điểm rụng trứng

Kết quả nghiên cứu về các hiện tượng ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt, đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Pubmed năm 2012 cho thấy có 3% phụ nữ gặp phải hiện tượng ra khí hư giữa chu kỳ kinh nguyệt là do trứng được phóng thích khỏi buồng trứng.

Giai đoạn rụng trứng là giai đoạn ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đây là giai đoạn mà trứng sẽ được phóng thích ra khỏi buồng trứng. Lúc này, nồng độ estrogen đang cao và đột ngột bị giảm xuống thấp, nên gây ra tình trạng dịch tiết âm đạo có màu nâu.

3. Tác dụng phụ từ thuốc tránh thai

Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt có thể là do tác dụng phụ của thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai, vòng tránh thai hoặc que tránh thai được sử dụng sẽ giải phóng progestin. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể là xảy ra hiện tượng ra khí hư màu nâu, chảy máu giữa kỳ kinh,…

4. Mất cân bằng nội tiết tố 

Màu của khí hư và màu của máu kinh nguyệt cũng phản ánh phần nào tình trạng của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khí hư ra màu nâu cũng có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, hormone estrogen sẽ tăng giảm theo từng giai đoạn và quyết định độ dày của lớp niêm mạc tử cung trong kỳ kinh. Vậy nên, nếu hormone estrogen quá ít sẽ kéo theo lớp niêm mạc bị mỏng và dễ bị bung ra, gây chảy máu hoặc ra đốm nâu bất thường.

5. Ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tình trạng ngứa âm đạo, chảy máu âm đạo, ra khí hư màu nâu có mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Một số bệnh nguy hiểm như: bệnh lậu, herpes sinh dục, chlamydia, giang mai, HIV/AIDS,…

Dấu hiệu khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

  • Đau rát khi đi tiểu và khi quan hệ
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, có mùi hôi
  • Phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc trên toàn bộ cơ thể
  • Nổi mụn nhọt ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc vùng miệng
  • Âm đạo – âm hộ ngứa, dịch âm đạo có lẫn máu hoặc có màu sắc bất thường.

Cách giữ vệ sinh vùng kín khi ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt

Những câu hỏi thường gặp

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu bạn bị ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt?

Hầu hết các trường hợp ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu khí hư màu nâu kèm theo các triệu chứng như có mùi hôi, gây ngứa rát, đau bụng vùng hạ vị, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám. 

Hết kinh 1 tuần lại ra dịch màu nâu là bị gì?

Ra khí hư màu nâu sau chu kỳ kinh nguyệt hoặc mới hết kinh 1 tuần lại ra máu nâu thường là do lượng máu cũ còn sót lại. Hiện tượng này không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân đã kể trên. Nếu lo lắng, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Cách vệ sinh vùng kín khi ra khí hư màu nâu

Cách giữ vệ sinh vùng kín, âm đạo

  • Không thụt rửa: Thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến độ cân bằng và dễ dẫn đến nhiễm trùng và khô âm đạo.
  • Ưu tiên dùng dung dịch không mùi, dịu nhẹ: Bạn có thể xem qua 11 sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ do Bác sĩ gợi ý.
  • Có trách nhiệm khi quan hệ tình dục: Ưu tiên các phương pháp quan hệ tình dục an toàn để đảm bảo cho cả bạn và bạn tình của mình.
  • Tiêm phòng: Nữ giới nên tiêm phòng HPV và viêm gan B theo đúng độ tuổi để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ngoài ý muốn.
  • Khám Sản – Phụ khoa định kỳ: Bạn nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện và điều trị những bệnh lý nguy hiểm.

Kết luận

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về tình trạng ra khí hư màu nâu sau kỳ kinh nguyệt là gì và nguyên nhân do đâu. Nếu đây là lần đầu tiên bạn gặp phải tình trạng này thì cũng không cần quá lo lắng. Bạn hãy tiếp tục theo dõi khoảng 5-7 ngày xem các triệu chứng có thuyên giảm hay không. Nếu tình trạng vẫn kéo dài và không thuyên giảm thì nên nhanh chóng gặp bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 26/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo