backup og meta

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Khi nào bạn nên đi khám?

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Khi nào bạn nên đi khám?

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Việc âm đạo ra máu như hành kinh diễn ra trong 1 – 2 ngày có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Song, đây cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Số ngày hành kinh dài ngắn có thể tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu số ngày có kinh nguyệt đột ngột ngắn hơn bình thường, bạn nên quan tâm và tìm hiểu thêm.

Vì sao lượng máu kinh ra ít hơn bình thường hay có kinh 2 ngày rối hết có sao không? Điều này thường là do cơ thể sản xuất ít estrogen, dẫn đến lớp nội mạc tử cung được hình thành mỏng hơn và bong ra ít hơn trong kỳ hành kinh. Thông thường, nữ giới ở tuổi dậy thì và phụ nữ sắp mãn kinh là những đối tượng thường gặp tình trạng này. 

Tuy nhiên, tình trạng hành kinh 2 ngày rồi hết cũng có thể xuất hiện ở những độ tuổi khác và báo hiệu một số tình trạng sức khỏe bạn nên chú ý.

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không?

Kinh nguyệt chỉ có 2 ngày có sao không hay kinh nguyệt ra 2 ngày là hết có sao không? Việc kinh nguyệt chỉ diễn ra trong 1 đến 2 ngày có thể là do chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn mức trung bình. Bạn không cần quá lo ngại nếu tình trạng kỳ hành kinh kéo dài 2 ngày diễn ra đều đặn và không có triệu chứng bất thường như: 

  • Đau bụng
  • Đau lưng
  • Chảy máu quá nhiều
  • Chảy máu không đều
  • Đau rát âm đạo
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Khi không có triệu chứng trên, hiện tượng có kinh trong 2 ngày có thể là do chu kỳ của bạn ngắn hơn bình thường. Tuy nhiên, việc có kinh 2 ngày rồi hết cũng có thể là báo hiệu đang mang thai, mãn kinh hoặc thậm chí là một vấn đề y tế nghiêm trọng.

Giải mã nguyên nhân có kinh 2 ngày rồi hết

có kinh 2 ngày rồi hết có sao không

Có kinh 2 ngày rồi hết nếu bạn cảm thấy bất thường cần quan tâm để tìm hiểu nguyên nhân

Nhiều chị em thường rất băn khoăn về việc có kinh 2 ngày rối hết có sao không, có kinh 2 ngày rối hết có thai không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

1. Mang thai

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không, có thai không? Nếu sau 10 đến 14 ngày kể từ khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp ngừa thai, việc ra máu âm đạo rất có thể không phải là hành kinh mà là máu báo thai.

Ra máu báo thai thường kéo dài khoảng 24 – 48 giờ. Máu báo thai thường chỉ là những đốm máu nhỏ và có màu hồng nhạt đến nâu sẫm. Đây là hiện tượng bình thường khi thụ thai thành công. Song không phải tất cả phụ nữ mang thai đều trải qua hiện tượng này.

2. Mang thai ngoài tử cung

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không hay ra máu âm đạo 2 ngày hết là do đâu? Câu trả lời sẽ là có trong trường hợp phụ nữ đậu thai và mang thai ngoài tử cung. Đây có thể là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung mà bạn có thể gặp phải: 

  • Từng mang thai ngoài tử cung 
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Phụ nữ mang thai khi đã 35 tuổi trở lên
  • Tác dụng phụ của thắt ống dẫn trứng
  • Mang thai khi đang đặt vòng tránh thai
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị vô sinh

3. Nguyên nhân hành kinh trong 2 ngày: Sảy thai

Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không hay kinh nguyệt ra 2 ngày là hết có sao không? Tình trạng máu kinh ra ít ngày có thể không nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Nhưng có những trường hợp, nhiều người nhầm lẫn dấu hiệu ra máu dọa sảy thai thành kinh nguyệt.

Chảy máu dọa sẩy thai có thể là một đốm nhẹ hoặc chảy máu ồ ạt phụ thuộc vào thời gian mang thai. Ngoài chảy máu âm đạo, một số triệu chứng sẩy thai khác bao gồm:

  • Đau bụng dưới
  • Đau vùng chậu
  • Đau lưng. 

4. Tiền mãn kinh

Nếu phụ nữ lớn tuổi có máu kinh ra ít hơn bình thường hoặc kinh nguyệt chỉ kéo dài 1 – 2 ngày là hết, đây có thể là dấu hiệu tiền mãn kinh.

Nếu phụ nữ trẻ có những triệu chứng của tiền mãn kinh, có thể đây là dấu hiệu của tình trạng suy buồng trứng sớm (mãn kinh sớm).

5. Viêm nhiễm hoặc bệnh lý vùng chậu

Các bệnh lý nhiễm trùng, như nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm lộ tuyến có thể khiến kỳ kinh nguyệt ngắn hơn so với bình thường.

Điều trị bệnh lý vùng chậu có thể giúp nữ giới phục hồi chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc giảm thiểu các rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

6. Nguyên nhân hành kinh trong 2 ngày: Các bệnh lý khác

có kinh 2 ngày rồi hết có sao không

Một số vấn đề về sức khỏe có thể dẫn đến kỳ kinh nguyệt bất thường, chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc chảy máu âm đạo đột ngột. Nếu nguyên nhân xuất phát từ những bệnh lý, câu trả lời cho băn khoăn “Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không?” sẽ là có nguy hiểm.

Những bệnh lý bạn có thể gặp phải từ triệu chứng hành kinh trong 2 ngày rồi hết là:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • U xơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh tuyến giáp
  • Rối loạn tuyến yên
  • Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID)
  • Ung thư tử cung
  • Bệnh tiểu đường
  • Thừa cân béo phì
  • Thiếu cân
  • Rối loạn ăn uống … 

7. Nguyên nhân hành kinh trong 2 ngày: Do lối sống

Một số lối sống không lành mạnh có ảnh hưởng đến kỳ hành kinh nguyệt của bạn. Vậy, có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Đây có thể là dấu hiệu báo động của cơ thể để bạn xem xét lại những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • Stress

Căng thẳng liên tục và kéo dài có thể ảnh hưởng đến hormone của phụ nữ. Từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn bị stress nặng, chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều, kỳ kinh ngắn hơn hoặc máu kinh ra ít hơn so với bình thường, thậm chí là không có kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường khi mức độ stress giảm. Bạn có thể thử 10 cách đơn giản để giảm thiểu căng thẳng.
  • Sụt cân quá nhanh

Việc giảm cân quá mức và quá nhanh có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Ngoài ra, tình trạng rối loạn ăn uống kéo dài có thể khiến kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Vì vậy, nếu như kinh nguyệt bị ảnh hưởng, bạn nên cân nhắc xem xét và áp dụng nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh.

  • Tập luyện cường độ cao 

Luyện tập vận động cường độ mạnh và quá thường xuyên cũng là yếu tố dẫn đến kinh nguyệt không đều, làm chậm hoặc ngăn chặn sự giải phóng các hormone kiểm soát sự rụng trứng.

Khi nào tôi nên đi khám?

Bạn nên đi khám và xin tư vấn cụ thể từ bác sĩ nếu như gặp những triệu chứng sau:

  • Kinh nguyệt ngắn ngày xuất hiện đột ngột, đặc biệt là khi bạn luôn có chu kỳ bình thường diễn ra đều đặn
  • Xuất hiện đốm máu âm đạo ngoài kỳ hành kinh
  • Đã trễ kinh 3 tháng liên tiếp và không mang thai hoặc cho con bú.

Ngoài ra, bạn hãy quan sát những thay đổi khác trong kỳ hành kinh và đi khám nếu bạn gặp phải:

  • Triệu chứng hành kinh nặng nề hơn bình thường (đau bụng, đau lưng…)
  • Chảy máu kinh nguyệt nặng (băng vệ sinh đầy sau 1-2 giờ)
  • Ra cục máu đông
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi… 
Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Kinh nguyệt ra ít có sao không?
Trong một số trường hợp như dậy thì, tiền mãn kinh hoặc do thói quen sống không lành mạnh, tình trạng lượng máu kinh ra ít và ngắn ngày hơn bình thường không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại lối sống và cân bằng nội tiết thì kinh nguyệt sẽ đều trở lại.
Tuy nhiên, nếu như nguyên nhân kinh nguyệt 2 – 3 ngày rồi hết xuất phát từ bệnh lý, bạn cần được chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.

Như vậy, bài viết đã trả lời thắc mắc: Có kinh 2 ngày rồi hết có sao không? Nếu vẫn còn những thắc mắc khác, bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginal or uterine bleeding: MedlinePlus Medical Encyclopedia
https://medlineplus.gov/ency/article/007496.htm
Ngày truy cập: 19/04/2023
Irregular Periods (Abnormal Menstruation): Causes & Treatment (clevelandclinic.org)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
Ngày truy cập: 19/04/2023
Is My Menstrual Cycle Normal? | Facts & Information (plannedparenthood.org)
https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/menstruation/how-do-i-know-if-my-menstrual-cycle-normal
Ngày truy cập: 19/04/2023
Irregular periods – NHS (www.nhs.uk)
https://www.nhs.uk/conditions/irregular-periods/
Ngày truy cập: 19/04/2023
Menstrual cycle: What’s normal, what’s not – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
Ngày truy cập: 19/04/2023
The FIGO recommendations on terminologies and definitions for normal and abnormal uterine bleeding – PubMed (nih.gov)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22065325/
Ngày truy cập: 19/04/2023

Phiên bản hiện tại

25/11/2024

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? 13 gợi ý giúp điều hòa kinh nguyệt tại nhà

Máu kinh nguyệt màu nâu: Biểu hiện nào là đáng báo động?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo