6. Bạn bị rối loạn tuyến giáp
Nếu gặp tình trạng rối loạn tuyến giáp, bạn có thể gặp tình trạng kinh nguyệt không đều. Đây là một trong những lý do mà các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp mỗi 6 tháng/1 lần.
Rối loạn tuyến giáp là một tình trạng bệnh khá nguy hiểm và có thể khiến bạn gặp các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, giảm cân, kém tập trung và xuất huyết âm đạo kéo dài… Vì vậy bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nếu nghi ngờ mình bị mắc bệnh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách phân biệt xuất huyết âm đạo với kinh nguyệt.
7. Bạn đang trong thời kỳ cho con bú

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều có thể là do bạn mới sinh con và đang trong quá trình cho con bú. Điều này xảy ra là vì hormone hỗ trợ sữa mẹ làm trì hoãn sự rụng trứng và khiến bạn bị chậm kinh.
Với những phụ nữ sau khi sinh mà không cho con bú cũng gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều vì cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi từ quá trình mang thai đến khi sinh con. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy kinh nguyệt trở lại đều đặn khi cơ thể đã ổn định.
8. Bạn thay đổi lối sống hàng ngày
Bạn có thể bị trì hoãn kinh nguyệt khi thay đổi thói quen sống như tập thể dục quá sức để giảm cân, nhịn ăn sáng và ăn đêm thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm ảnh hưởng đến hormone sinh sản nếu uống nhiều rượu, bia. Môi trường cũng có thể tác động đến sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt khi chồng bạn thường xuyên hút thuốc lá hoặc bạn phải hít khói bụi thường xuyên.
9. Thói quen ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ thường xuyên có thể khiến bạn bị căng thẳng về thể chất. Bạn nên ngủ ít nhất 6 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm để cơ thể khỏe mạnh. Nếu khó ngủ, bạn có thể dùng những biện pháp giúp bạn dễ ngủ như uống trà tâm sen, trà hoa cúc, sữa hạnh nhân, sữa bò… Bạn cũng có thể tập những bài tập yoga giúp ngủ ngon tại nhà trước khi đi ngủ.
Nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng mất ngủ vẫn không khả quan hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Khi ngủ đủ giấc và đúng giờ, bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng mệt mỏi và giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.

Bạn có thể không cần lo lắng nếu như chu kỳ kinh nguyệt đến chậm khoảng 1 – 2 tháng do lối sống thay đổi rồi sau đó ổn định trở lại. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều xảy ra thường xuyên thì có thể bạn đang mắc những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu như trễ kinh trong các trường hợp dưới đây:
- Đau bụng dưới
- Ăn không ngon miệng
- Nước tiểu hoặc phân có máu
- Đang uống thuốc điều trị bệnh
- Trễ kinh hơn ba tháng liên tiếp
- Buồn nôn và nôn trong hơn 3 ngày liên tiếp
Nếu kinh nguyệt không đều do bị stress hay do thói quen sống thì bạn cũng nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám xem có những biểu hiện bệnh lý nào khác không. Nếu kinh nguyệt không đều không phải do những nguyên nhân nghiêm trọng thì bạn có thể cải thiện tình trạng tại nhà bằng những cách dưới đây:
- Tập yoga
- Tránh uống rượu bia
- Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 giờ
- Tập thể dục thường xuyên
- Có chế độ ăn dinh dưỡng và điều độ
- Giảm khối lượng công việc để tránh stress
- Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thay vì uống thuốc tránh thai
- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh làm chậm kinh
- Khuyên chồng ngừng hút thuốc để bảo vệ sức khỏe cho chồng và chính bạn
Khi tìm cách để chữa trị những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều, bạn nên cẩn thận ghi chú lại chu kỳ kinh của mình để tiện cho việc theo dõi sức khỏe. Bạn cũng nên nhớ có thói quen sống lành mạnh và giảm thiểu stress để kinh nguyệt ra đều đặn hơn. Nếu kinh nguyệt không đều là do bạn bị bệnh thì bạn nên làm theo những chỉ định từ bác sĩ để bảo vệ sức khỏe nhé.
Hoa Vũ HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!