Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi những thay đổi sinh lý ở cơ thể phụ nữ được lặp đi lặp lại mỗi tháng dưới sự điều khiển của hormone sinh dục. Ở hầu hết phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra từ giai đoạn dậy thì đến thời kỳ mãn kinh (trừ khoảng thời gian mang thai). Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt được tính thế nào?
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu khi bạn có kinh nguyệt (hành kinh) và thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày. Hiểu rõ các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt là yếu tố quan trọng để phụ nữ hiểu được cơ thể mình.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Mỗi tháng, một buồng trứng giải phóng một quả trứng (giai đoạn rụng trứng). Song song đó, nội tiết tố sẽ thay đổi để chuẩn bị môi trường làm tổ phù hợp ở tử cung. Trong quá trình rụng trứng, nếu trứng không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được đào thải qua âm đạo. Đây là giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh).
Nồng độ hormone (estrogen và progesterone) thường thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và gây ra các triệu chứng kinh nguyệt.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (ứng với chu kỳ nội mạc tử cung) bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn kinh nguyệt; Giai đoạn tăng sinh của lớp nội mạc tử cung; Giai đoạn chế tiết của lớp nội mạc.
1. Giai đoạn kinh nguyệt
Ngày đầu tiên hành kinh là ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Giai đoạn kinh nguyệt thường bắt đầu từ ngày thứ nhất, kết thúc vào ngày thứ năm của chu kỳ.
Hầu hết phụ nữ sẽ có hành kinh trong khoảng 3-5 ngày. Một số người có kỳ kinh kéo dài trong 7 ngày.
>> Đọc thêm: 10 sự thật ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt
2. Giai đoạn tăng sinh của nội mạc tử cung
Giai đoạn này thường diễn ra từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời gian này, mức độ hormone estrogen tăng lên, làm cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên.
Trong các giai đoạn của chu kỳ buồng trứng, giai đoạn nang noãn được tính từ ngày thứ nhất đến trước khi rụng trứng.
>> Tìm hiểu thêm: 8 dấu hiệu sắp rụng trứng rõ nhất và dễ dàng dự đoán
3. Giai đoạn chế tiết (ứng với giai đoạn hoàng thể của chu kỳ buồng trứng)
Trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn này kéo dài từ khoảng ngày thứ 15 đến ngày thứ 28. Lúc này, sau khi trứng rụng, mô buồng trứng tại vị trí đó sẽ chuyển thành hoàng thể, tiết hormone progesterone và estrogen. Mức độ hormone progesterone tăng lên để chuẩn bị niêm mạc tử cung cho thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nếu trứng được thụ tinh và làm tổ ở thành tử cung. Ngược lại, nếu quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống và lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Thế nào là kinh nguyệt bình thường?
Ngoài ra, số ngày trong chu kỳ ở mỗi phụ nữ cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Khi bạn có kinh nguyệt, việc chảy máu trong khoảng từ 3 – 7 ngày là điều bình thường.
>> Tìm hiểu sâu hơn: Thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Một chu kỳ kinh nguyệt điển hình là bao lâu?
Chu kỳ kinh nguyệt điển hình kéo dài 28 ngày, nhưng mỗi phụ nữ là khác nhau. Ngoài ra, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể khác nhau giữa các tháng.
Kinh nguyệt của bạn vẫn bình thường đều kéo dài từ 24-38 ngày. Điều này tức là nếu chu kỳ kinh nguyệt nằm ngoài khoảng 24 đến 38 ngày thì đây là một dấu hiệu bất thường phụ nữ cần lưu ý.
Phụ nữ thường có kinh nguyệt trong bao lâu?
Trung bình, phụ nữ có kinh trong khoảng 40 năm cuộc đời. Trước khi tiền mãn kinh, hầu hết các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ đều lặp lại đều đặn.Thời kỳ tiền mãn kinh có thể kéo dài trong vài năm và khiến kinh nguyệt của phụ nữ xuất hiện những rối loạn như chu kỳ ngắn lại, số ngày hành kinh thay đổi, chu kỳ kéo dài, lượng máu kinh không giống nhau…có thể kèm cái rối loạn tiền mãn kinh.
Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Thông thường, thời kỳ này sẽ diễn ra ở phụ nữ ở độ tuổi từ 45 đến 55.
>> Gợi ý cho bạn: Tự sướng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt? Thủ dâm ngày đèn đỏ nên hay không?
Thế nào được coi là rối loạn kinh nguyệt?
Kinh nguyệt rối loạn thường có những dấu hiệu sau:
- Không có kinh trong 90 ngày.
- Số ngày hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
- Máu kinh nguyệt quá nhiều so với bình thường.
- Phụ nữ bị đau bụng dưới, buồn nôn, hoặc nôn dữ dội trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
- Các giai đoạn hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 38 ngày.
- Chảy máu hoặc có đốm máu giữa các giai đoạn hành kinh của chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt được xem là không đều nếu chênh lệch giữa độ dài các chu kỳ vượt quá 7-9 ngày (tùy giai đoạn cuộc đời).
Để theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng Công cụ tính ngày rụng trứng đơn giản, dễ sử dụng từ Hello Bacsi.
[embed-health-tool-ovulation]
Nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Mang thai. Trễ kinh có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai.
- Trong giai đoạn cho con bú, kinh nguyệt của phụ nữ có thể trở lại chậm và không đều.
- Rối loạn ăn uống, sụt cân nghiêm trọng, hoặc tập thể dục quá mức đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) do rối loạn nội tiết tố.
- Suy buồng trứng sớm, mất chức năng buồng trứng bình thường trước tuổi 40, có thể khiến kinh nguyệt không đều trong nhiều năm.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID)
- U xơ tử cung là sự tăng trưởng của u xơ, không phải ung thư tử cung hoặc bệnh tuyến cơ tử cung (nhiều người gọi là lạc nội mạc trong cơ tử cung). Bệnh có thể gây ra kinh nguyệt nhiều đi kèm với tình trạng ngày hành kinh kéo dài.
>> Gợi ý cho bạn: Bạn cần làm gì khi kinh nguyệt không đều?
Khi nào bạn nên đi khám?
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt lặp đi lặp lại trong suốt độ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh ở phụ nữ. Nếu trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, bạn gặp một trong những tình trạng sau đây, hãy đến bệnh viện kiểm tra:
- Chưa có kinh nguyệt ở tuổi 16.
- Không có kinh nguyệt trong suốt 3 tháng liên tiếp.
- Đột nhiên kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường.
- Đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
- Ra đốm máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
- Cảm thấy buồn nôn kèm trễ kinh.
- Sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai và không mang thai, kinh nguyệt của bạn vẫn không quay trở lại trong vòng 3 tháng.
- Bạn nghĩ rằng mình có thể mang thai vì những dấu hiệu như: trễ kinh quá 7 ngày, buồn nôn, nôn… và trước đó không sử dụng phương pháp tránh thai khi quan hệ tình dục.
Chủ đề về kinh nguyệt phụ nữ
- Máu kinh vón cục: Nguy hiểm hay bình thường?
- Kinh nguyệt đến sớm có sao không? 9 nguyên nhân khiến bạn có kinh sớm
- MỚI NHẤT: 10 sự thật ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để thoải mái tâm sự và nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!