backup og meta

Sự thật thú vị về 12 động vật dưới nước mà cha mẹ nên dạy cho con

Sự thật thú vị về 12 động vật dưới nước mà cha mẹ nên dạy cho con

Thế giới của các loài động vật dưới nước ẩn chứa rất nhiều bí mật có thể khiến bé hào hứng khám phá suốt ngày dài mà không cảm thấy nhàm chán.

Bé cưng nhà bạn rất yêu động vật và luôn muốn khám phá những điều thú vị về các loài vật trong thế giới tự nhiên? Sau một thời gian say mê với các động vật trên cạn, bé đang dần quay qua tìm hiểu các loài động vật dưới nước? Bạn muốn giới thiệu cho bé tên các con vật sống dưới biển? Bên dưới đại dương bao la kia đang ẩn chứa điều gì chờ đợi bé khám phá? Nếu bé cưng nhà bạn cảm thấy hứng thú với những con vật sống dưới nước, bạn có thể thử chia sẻ cho bé một số thông tin thú vị dưới đây từ Hello Bacsi nhé.

Khám phá 12 loại động vật dưới nước phổ biến

Thế giới đại dương bao la, rộng lớn với số lượng “cư dân” trú ngụ vô cùng đông đúc. Nếu liệt kê hết, chắc hẳn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian đấy. Với trẻ nhỏ, bạn có thể giới thiệu cho bé một số loài động vật dưới nước tiêu biểu sau:

1. Động vật thân mềm

động vật dưới nước: bạch tuộc

Động vật dưới nước này là một nhóm động vật thủy sinh không xương sống với các con vật dưới biển tiêu biểu như mực, bạch tuộc, ốc, trai, sò, hải sâm… Nhóm động vật này có rất nhiều chủng loại và là nhóm động vật biển có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển đã được đặt tên.

Động vật thân mềm thường sử dụng các dải răng kitin (một dải cơ nhỏ có răng chỉ có ở động vật thân mềm) để cạo và cắt các loại thực vật, động vật nhỏ trước khi đưa vào thực quản. Đặc biệt, bạch tuộc và mực nang còn có thể ngụy trang và “tập kích” con mồi một cách bất ngờ.

2. Động vật giáp xác

các con vật sống dưới nước: con tôm

Động vật giáp xác là một nhóm động vật thủy sinh có vỏ cứng. Nhóm động vật dưới nước này gồm tôm (tôm hùm, tôm càng, tôm mũ ni…), cua, ghẹ…

Một số loài giáp xác còn được mệnh danh là “những người dọn rác” cho đại dương bởi chúng thường ăn những sinh vật chết. Tuy nhiên, một số loài tôm hùm và cua là những “kẻ săn mồi” rất hung hăng, luôn thích sử dụng vũ khí của mình là đôi càng khỏe để tấn công con mồi.

3. Cá voi – Động vật dưới nước to lớn nhất

Cá voi là động vật dưới nước lớn nhất, cũng là động vật lớn nhất trên trái đất. Chúng là động vật có vú và có thể sản xuất sữa từ tuyến vú của mình. Thức ăn của cá voi là các loài sinh vật phù du, cá, động vật thân mềm, cua…

Trong số các loài cá voi thì cá voi sát thủ hay còn gọi là cá heo đen lớn, cá hổ kình (Orcas) là loài cá heo lớn nhất. Đây là loài ăn thịt với thức ăn chính thường là sư tử biển, cá mập, hải cẩu và thậm chí cả những con cá voi khác!

4. Cá heo

những con vật sống dưới biển: cá heo

Khi nhắc đến những con vật dưới biển, không thể không đề cập cá heo. Cá heo là động vật có vú sống ở đại dương và có quan hệ mật thiết với cá voi.

Cá heo là loài động vật dưới nước rất thông minh, thường ăn mực, cá và hải cẩu. Chúng thường sống theo nhóm và có tính đoàn kết rất cao.

Các chuyên gia đã từng nhìn thấy những chú cá heo giúp đỡ những con cá heo bị thương trong đàn, bảo vệ chúng khỏi cá mập, và thậm chí hướng dẫn những con cá voi bị mắc cạn ra khỏi vùng nước nông hay phối hợp với nhau rất thuần thục trong việc săn mồi.

5. Moóc hay hải tượng

động vật dưới nước

Moóc là một trong các con vật sống dưới nước có vú, da màu nâu và rất dễ nhận biết bởi 2 chiếc ngà đặc trưng. Khi trưởng thành, trọng lượng của con vật dưới nước này có thể lên đến 1,7 tấn. Loài động vật dưới nước này thường sống ở Bắc Băng Dương và các vùng biển cận Bắc Cực.

Moóc là loài động vật sống dưới nước ăn tạp với khoảng 60 chủng loại khác nhau bao gồm tôm, cua, giun ống, san hô mềm, hải sâm, động vật thân mềm và nhiều loại khác. Đặc biệt, thức ăn ưa thích của chúng là các loài động vật hai mảnh sinh sống dọc đáy biển, nhất là trai.

6. Cá mập – Một trong những động vật dưới nước nguy hiểm

thế giới các loài động vật dưới nước: cá mập

Cá mập là loài động vật dưới nước được mệnh danh là “thợ săn” của biển cả. Chúng có hàm răng rất sắc và một bộ xương vững chãi được cấu tạo từ sụn. Chúng thở dưới nước thông qua mang. Cá mập ăn cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác, cá mập nhỏ hơn và các con vật dưới biển khác. Ngoài ra, cá mập còn có khứu giác rất tốt, có thể đánh hơi được mục tiêu ở rất xa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Lợi ích đến từ việc cho trẻ xem các chương trình tivi bố mẹ cần biết

7. San hô

các loài động vật dưới nước: san hô

San hô là một trong các con vật sống dưới nước sinh trưởng trong môi trường biển, đôi khi bị nhầm lẫn là thực vật. San hô tồn tại dưới các thể polyp nhỏ giống hải quỳ. Loài động vật dưới biển này thường sống thành quần thể bao gồm các cá thể giống hệt nhau.

Mỗi polyp được bao quanh bởi các xúc tu. Các xúc tu này rất quan trọng đối với san hô bởi chúng có tác dụng cung cấp sự bảo vệ, giúp bắt những động vật nhỏ và dọn sạch các mảnh vỡ.

8. Cá sấu

thế giới động vật dưới nước: cá sấu

Cá sấu là loài bò sát có nguồn gốc từ Mỹ và Trung Quốc. Đây là con vật sống dưới nước ngọt, sống trong hồ, đầm lầy, ao và sông. Động vật dưới nước này có miệng rộng với lớp da cứng như bọc thép.

Cá sấu là loài động vật ăn thịt, chúng thường ăn động vật có vú nhỏ, cá, động vật giáp xác, các loài bò sát khác và cả gia cầm…

9. Động vật dưới nước có thể sống rất lâu: Rùa

động vật dưới nước: rùa

Trong thế giới các loài động vật dưới nước, rùa là động vật bò sát có một lớp mai thật cứng và to để bảo vệ cơ thể. Có 2 loại rùa chính là rùa nước ngọt sống trong hồ, ao và rùa biển sống trong đại dương, đẻ trứng trên bãi cát.

Rùa là loài ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật, cá, côn trùng, động vật thân mềm, ếch, cỏ và tảo.

10. Cá hồi

động vật dưới nước: cá hồi

Thế giới động vật dưới nước không thể không kể đến các loài cá, trong đó có cá hồi. Cá hồi là loại cá được sinh ra ở nước ngọt, sau đó di cư ra đại dương và trở về nước ngọt để sinh sản.

Thịt của loài động vật dưới nước này thường được con người dùng làm thức ăn vì chứa rất nhiều protein, vitamin Daxit béo omega-3.

11. Sứa – Động vật dưới nước không xương

động vật thân mềm - sứa là một trong những con vật sống dưới biển

Sứa biển là loài động vật không có xương với khoảng 95% cơ thể là nước. Chính vì vậy, nhìn qua loài động vật dưới nước này có hình dáng giống như thạch.

Thân hình của sứa có dạng giống cái chuông với cái đầu to như một chiếc ô và các xúc tu. Mỗi xúc tu được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào và chứa đầy nọc độc.

Tuy không có não nhưng cơ thể sứa có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước.

12. Lươn

con lươn là con vật sống dưới nước

Lươn là một trong những con vật sống dưới nước có chiều dài thân trung bình khoảng 25 – 40cm, thân hình trụ, da trần không vảy, lưng màu nâu, bụng màu trắng hay nâu nhạt, miệng có thể kéo dài ra được và cả hai hàm đều có các răng nhỏ.

Loài động vật này hô hấp nhờ vào các màng của khoang bụng và ruột. Lươn là một loài ăn tạp nhưng chúng nghiêng về ăn động vật nhiều hơn.

Một số thông tin thú vị về động vật dưới nước cho trẻ nhỏ

dạy trẻ về động vật dưới nước

Dưới đây là một số điều thú vị về những con vật sống dưới nước mà bạn có thể chia sẻ với trẻ:

  • Máu lươn có thể gây hại cho con người. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng cách thì các độc tố sẽ bị phá hủy.
  • Cá ngựa là một loài con vật dưới biển sinh con theo một cách kỳ lạ. Con cái đẻ trứng vào túi ấp của cá ngựa đực và con đực có nhiệm vụ ấp cho trứng nở nên chúng ta thường quen gọi là cá ngựa đực mang thai. Thời gian “mang thai” là từ 2 – 3 tuần. Thời gian trứng cá ngựa nở phụ thuộc vào bố mẹ. Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.
  • Cá voi xanh lớn nhất có chiều dài lên đến 33 mét. Trái tim của một con cá voi xanh nặng bằng một chiếc ô tô và lưỡi của nó nặng bằng một con voi.
  • Loài sứa Bắc Cực khổng lồ có xúc tu dài hơn 36 mét.
  • Sứa là một trong các con vật sống dưới nước có mặt trên trái đất trước cả khủng long, chúng đã tồn tại hơn 650 triệu năm. Sứa là một sinh vật có nọc độc. Nọc độc của nó có thể giết chết 50 người cùng một lúc!
  • Máu của bạch tuộc có màu xanh do sắc tố hemocyanin trong máu.
  • Rùa là loài động vật dưới nước sống ở mọi châu lục trừ Nam cực.
  • Sao biển và hàu có thể thay đổi giới tính.
  • Cá heo là một trong các con vật ở dưới biển có thể ngủ với một mắt nhắm và một mắt mở.
  • Cá sấu loại bỏ muối dư thừa khỏi cơ thể thông qua mắt, do đó mà có hiện tượng “nước mắt cá sấu”.

Trên đây là một số thông tin thú vị về tên các con vật sống dưới biển mà bạn có thể cung cấp cho bé. Hello Bacsi tin rằng chỉ vài thông tin đơn giản về động vật sống dưới nước này thôi sẽ khiến bé cưng nhà bạn “mắt chứ A, miệng chữ O” vì ngạc nhiên đấy.

[embed-health-tool-child-growth-chart]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pets And Children https://www.aacap.org/AACAP/Families_and_Youth/Facts_for_Families/FFF-Guide/Pets-And-Children-075.aspx Ngày truy cập: 15/12/2023

Why Kids Need to Spend Time in Nature https://childmind.org/article/why-kids-need-to-spend-time-in-nature/ Ngày truy cập: 15/12/2023

Companion Animals and Child/Adolescent Development: A Systematic Review of the Evidence https://doi.org/10.3390%2Fijerph14030234 Ngày truy cập: 15/12/2023

How old should my children be before we adopt a pet? https://www.healthychildren.org/English/tips-tools/ask-the-pediatrician/Pages/How-old-should-my-children-be-before-we-adopt-a-pet.aspx Ngày truy cập: 15/12/2023

Evidence-Based Advances in Aquatic Animal Medicine. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28781036 Ngày truy cập: 2/11/2021

Marine Life Encyclopedia https://oceana.org/marine-life Ngày truy cập: 2/11/2021

Sea Animals for Kids https://answersingenesis.org/kids/sea-animals/ Ngày truy cập: 2/11/2021

Interesting and Educative Aquatic Animals Information For Kids https://parenting.firstcry.com/articles/interesting-educative-water-animal-information-for-kids/ Ngày truy cập: 2/11/2021

Phiên bản hiện tại

15/12/2023

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 15/12/2023

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo