backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

9 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non và tiểu học tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 10/11/2020

    9 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non và tiểu học tại nhà

    Việc thực hiện các thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non và tiểu học tại nhà là cách để bé tìm hiểu và học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên một cách dễ dàng. Hãy đồng hành cùng bé để làm những thí nghiệm đơn giản sau.

    Bé nhà bạn có thích khoa học không hay mỗi khi nhắc đến khoa học là bé lại chẳng mấy hứng thú? Bạn hoàn toàn có thể giúp bé cảm thấy hứng thú với khoa học hoặc thúc đẩy niềm đam mê với khoa học của con bằng 9 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ trong bài viết ngay dưới đây.

    5 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

    1. Chìm hay nổi

  • Chia 1 cái khay thành 2 phần và quy ước một bên chìm và một bên nổi.
  • Đề nghị trẻ đi thu gom một vài món đồ nhỏ trong nhà như kẹp giấy, kẹp tóc, dây thun, giấy, bút, muỗng…
  • Giải thích cho trẻ hiểu chìm là như thế nào và nổi là như thế nào.
  • Cho nước vào tô, sau đó hãy để trẻ đặt các đồ vật lên mặt nước và quan sát xem vật nào nổi và vật nào chìm. Đặt các vật chìm/nổi vào đúng phần đã quy ước trong khay.
  • Thí nghiệm vật chìm hay nổi có thể là một trong những thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non rất bổ ích đấy.

    Bài học: Có những vật tuy nhỏ và nhẹ (kẹp giấy, kẹp tóc) nhưng vẫn chìm còn những vật tuy to (giấy, xốp) mà nổi.

    2. Trồng giá đỗ hoặc trồng rau mầm

    • Cho trẻ vài hạt đậu (có thể là đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu thận hay bất cứ loại hạt giống rau mầm nào mà bạn có sẵn trong nhà) và để trẻ quan sát xem vỏ của hạt đậu có cứng hay không.
    • Hướng dẫn trẻ làm ướt một vài tờ khăn giấy rồi đặt lên một cái khay. Sau đó, đặt vài hạt đậu lên rồi lại tiếp tục phủ một lớp khăn giấy ướt lên. Để cái khay ở chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
    • Dặn trẻ kiểm tra hạt giống 2 lần mỗi ngày và xịt một ít nước lên trên lớp khăn.
    • Khoảng 5 – 6 ngày, đậu sẽ nảy mầm. Đây là một thí nghiệm khoa học vui dành cho trẻ mầm non khá đơn giản. Thí nghiệm này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các vật liệu được tìm thấy xung quanh nhà hay tận dụng khay đựng thức ăn dùng 1 lần.

    Bài học: Ánh sáng mặt trời, không khí và nước sẽ giúp cây phát triển.

    3. Nam châm – Thí nghiệm khoa học vui cho trẻ mầm non

    • Hướng dẫn trẻ thu gom một số vật dụng xung quanh nhà và đặt những vật dụng đó gần một thanh nam châm.
    • Để trẻ quan sát xem vật nào bị nam châm hút và vật nào không.

    Bài học: Nam châm sẽ hút được những vật làm bằng sắt, niken và một số kim loại khác.

    4. Trứng nổi trên mặt nước

    • Bạn để trẻ đổ nước vào ly. Lưu ý chỉ đổ khoảng nửa ly nước.
    • Thêm vào ly khoảng sáu muỗng muối và khuấy đều.
    • Từ từ đổ thêm nước vào ly cho đến khi đầy.
    • Thả 1 quả trứng vào trong ly nước và quan sát xem trứng sẽ nổi như thế nào.

    Bài học: Nước muối “đặc’ hơn nước tinh khiết. Trứng dễ dàng nổi trong nước muối do tỷ trọng của nước muối lớn hơn tỷ trọng của trứng.

    5. Pha trộn màu sắc: Thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non

    • Đổ đầy nước vào 3 cốc thủy tinh và thêm màu thực phẩm gồm màu đỏ, vàng và xanh.
    • Để trẻ tự pha trộn những màu sắc này lại với nhau và quan sát xem màu mới nào sẽ được hình thành. Đây là một trong những thí nghiệm khoa học hay cho trẻ mầm non giúp con có những khám phá thú vị về màu sắc.

    Bài học: Đỏ, xanh dương và vàng là những màu cơ bản, giúp tạo ra nhiều màu sắc hơn.

    4 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ tiểu học

    1. Một cốc nước chanh thơm ngon

    Nước chanh

    Bạn cần:

    • 1 bình thủy tinh
    • 2 quả chanh
    • Nước
    • Đường
    • Muối

    Cách làm:

    1. Vắt chanh vào bình.
    2. Thêm nước và cho thêm 1 ít muối, đường, khuấy đều.
    3. Trẻ sẽ nhận ra rằng đây là một thức uống ngon miệng chứ không phải là một thức uống nhạt nhẽo.

    2. Thí nghiệm khoa học vui cho trẻ tiểu học: Làm bong bóng từ đá khô

    Bạn cần:

    • Nước
    • 1 miếng vải
    • 1 cái tô lớn có vành
    • Hỗn hợp xà phòng để tạo bong bóng
    • Đá khô (hay còn gọi là băng khô, đá khói, nước đá khô…)

    Cách làm:

    • Đổ đá khô vào tô và thêm nước. Bạn sẽ thấy khói thoát ra khỏi bát.
    • Ngâm vải vào hỗn hợp xà phòng và bao xung quanh vành tô để tạo một lớp bong bóng phía trên đá khô.
    • Bong bóng sẽ tiếp tục xuất hiện đấy.

    3. Trộn dầu và nước

    Bạn cần:

    • 1 vỏ chai nước giải khát nhỏ, rỗng và trong suốt
    • Nước
    • Màu thực phẩm
    • 2 muỗng canh dầu ăn
    • Nước rửa bát

    Cách làm:

    1. Thêm một chút màu thực phẩm vào nước. Sau đó cho 2 muỗng hỗn hợp này và 2 muỗng dầu ăn vào trong bình.
    2. Đóng nắp lại và lắc.
    3. Đặt chai trở lại và bạn sẽ nhìn thấy dầu nổi lên phía trên mặt.

    4. Bóc vỏ trứng: Thí nghiệm khoa học vui cho trẻ tiểu học

    Bạn cần:

    • 450 ml giấm
    • 2 ly thủy tinh
    • 1 quả trứng sống

    Cách làm:

    1. Cho trứng vào ly từ từ, sau đó đổ đầy giấm
    2. Phải mất khoảng 12 đến 24 giờ thì vỏ trứng mới biến mất
    3. Ngày hôm sau, nhẹ nhàng nghiêng ly để đổ chất lỏng và lấy trứng ra
    4. Bé sẽ thấy phần vỏ của quả trứng không còn nữa.

    Những trải nghiệm thú vị từ 9 thí nghiệm khoa học vui cho trẻ trên đây sẽ là những bài học thực tế giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất. Do đó, để trau dồi và bồi dưỡng đam mê khoa học của con, bạn hãy luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện cho bé nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 10/11/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo