Đây là phương pháp sử dụng tay, dụng cụ hoặc phối hợp cả hai giúp phổi giãn nở tốt để tống xuất dịch nhầy hô hấp ra khỏi cơ thể, từ đó trẻ thở dễ dàng hơn và bớt tình trạng khò khè khó chịu.
Biện pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý đường hô hấp, trong đó có cả chứng đau tức vùng ngực. Để thực hiện, đầu tiên mẹ nên cho bé nằm nghiêng một bên hay cho bé ngồi đầu hơi cúi về phía trước hoặc bế vác bé lên vai. Kế đến cần xác định rõ vị trí vỗ, bắt đầu từ phổi (có thể ước chừng là điểm ngang lưng trở lên) vỗ nhẹ từ đây vỗ lên.
Trong kỹ thuật vỗ long đờm, bàn tay mẹ khum lại tạo khoảng trống để khi vỗ trẻ không thấy đau. Mẹ nên dùng lực cổ tay để vỗ sao cho cảm giác lồng ngực bé rung nhẹ theo từng nhịp. Mỗi lần thực hiện quá trình này sẽ kéo dài khoảng 5-10 phút. Khi kết thúc, trẻ có thể ho nhiều hoặc thậm chí nôn ra đờm.
Nếu chưa rõ, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc nhân viên y tế hướng dẫn cặn kẽ để có thể áp dụng đúng thao tác.
4. Thử dùng dầu khuynh diệp
tinh dầu khuynh diệp” width=”1000″ height=”667″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep.jpg 1000w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-300×200.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-768×512.jpg 768w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-90×60.jpg 90w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-45×30.jpg 45w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-700×467.jpg 700w” sizes=”(max-width: 1000px) 100vw, 1000px” />
Dầu khuynh diệp hay tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá bạch đàn, một loại dược liệu dùng để chữa khá nhiều bệnh. Một trong số những công dụng tuyệt vời đến từ loại dầu này là làm ấm ngực và long đờm. Hơn nữa, dầu từ cây khuynh diệp cũng khá hữu ích khi dùng trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài hay cảm lạnh.
Cách dùng khá phổ biến là mẹ nhỏ dầu lên tay, thoa hai bàn tay vào nhau rồi áp lên vùng ngực của bé để làm dịu các triệu chứng do cảm lạnh. Hương thơm từ tinh dầu sẽ mang lại sự thư giãn cho vùng hầu họng, đồng thời làm loãng đờm nhầy hiệu quả.
Tuy nhiên, khi sử dụng, mẹ nên dùng một lượng nhỏ để tránh tình trạng trẻ khó chịu, quấy khóc. Một cách gián tiếp khác để dùng tinh dầu là cho vào nước tắm hoặc máy tạo độ ẩm không khí.
5. Tắm nước ấm giúp cải thiện tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực
Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ thấy thoải mái hơn đấy! Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi hay thấy tức ngực, bạn có thể xoa dịu con bằng cách cho trẻ ngồi vào chậu nước ấm. Lúc này, các mao mạch đường hô hấp sẽ giãn ra giúp đường thở được thông thoáng.
Mặt khác, hơi nước ấm còn có tác dụng làm loãng đờm và giúp dịch nhầy dễ dàng loại bỏ ra khỏi cơ thể. Như đã đề cập trước đó, để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm một số loại tinh dầu thiên nhiên.
Bên cạnh việc tắm nước ấm, bạn có thể tận dụng lợi ích từ hơi nước thông qua cách xông hơi. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc đun sôi một ít nước sau đó cho vào chậu hoặc chiếc bát cỡ lớn. Sau đó mẹ ẵm bé trên tay và để con hít được hơi nước ấm càng nhiều càng tốt. Lưu ý khi thực hiện theo cách này, bạn cần hết sức cẩn trọng kẻo làm con bị bỏng.
Nếu không muốn áp dụng xông hơi theo cách này, bạn hãy ẵm bé vào phòng tắm, đóng kín cửa, bật vòi sen nước nóng rồi cùng con ngồi yên trong phòng khoảng 10–15 phút là được.
6. Nước ép củ cải

Không những là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mà củ cải còn là vị thuốc quý. Trên thực tế, lại rau ăn củ này có một vài đặc tính hữu hiệu giúp giải quyết tình trạng đau tức ngực. Bạn có thể tự làm tại nhà và cho trẻ dùng để cải thiện tình trạng viêm ở niêm mạc hô hấp.
Ngoài cách uống trực tiếp với lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể xoa dịch ép củ cải trực tiếp lên vùng ngực để giảm bớt tình trạng ứ đọng dịch nhầy đường hô hấp ở ngực trẻ.
7. Chườm khăn nóng
Cách đơn giản nhất để “giải quyết” chứng đau tức ngực là dùng một chiếc khăn tắm sạch nhúng vào nước nóng vài lần, vắt kỹ rồi chườm lên ngực. Lưu ý là mẹ nên đảm bảo khăn sau khi nhúng nước nóng không quá nóng để tránh làm con bị phỏng.
Bật mí một vài biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bảo vệ con, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:
1. Khăn lau cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh
Để khăn lau của con không là nơi “trú ẩn” của vi trùng gây bệnh, tốt nhất mẹ nên giặt giũ thường xuyên. Ngoài ra, mẹ nên quan tâm đến việc lựa chọn chất tẩy rửa không gây kích ứng. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn những loại sản phẩm không chứa hương liệu.
Sau khi giặt xong, bạn cho đồ vào máy sấy sau đó phơi lại dưới nắng hoặc ủi trước khi cho con dùng. Đây là cách tự nhiên nhưng hiệu quả để đảm bảo khăn sữa cũng như khăn lau cho bé được khô ráo, sạch sẽ.
2. Chú trọng hơn đến việc vệ sinh

Việc này không chỉ dừng lại ở chuyện vệ sinh cá nhân cho bé, mà còn phải đảm bảo môi trường sống xung quanh được an toàn, không tồn tại những yếu tố gây bệnh. Có như vậy bạn mới hạn chế được nguy cơ trẻ mắc các bệnh hô hấp và tránh được tình trạng đau tức ngực do sự tích tụ đờm nhầy.
3. Hạn chế sự lây lan mầm bệnh
Nếu bản thân bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình đang mắc bệnh cảm lạnh hoặc bị ho do viêm phổi thì nên đeo khẩu trang y tế. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh, tránh lây nhiễm cho bé.
4. Chú trọng đến dinh dưỡng cho trẻ

Một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dưỡng chất sẽ đảm bảo trẻ tăng trưởng tốt, đồng thời củng cố hoạt động của hệ miễn dịch. Từ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé tập cho bé ăn dặm, đặc biệt là bổ sung thêm các loại hoa quả bên cạnh việc bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.
5. Tránh đưa trẻ đến nơi công cộng
Ở những nơi đông người thì nguy cơ trẻ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Bởi lẽ, vấn đề vệ sinh tại đây không được đảm bảo tốt, trẻ dễ hít phải các giọt dịch tiết chứa vi khuẩn, virus hoặc chạm tay vào những bề mặt có sự xuất hiện của mầm bệnh.
Thêm vào đó sức đề kháng của trẻ không tốt nên bé nên dễ mắc bệnh và gặp những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
6. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ khá quan trọng với sự phát triển của bé. Theo đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc để bảo toàn năng lượng cho quá trình tăng trưởng đang diễn ra. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo mọi yếu tố từ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt đến môi trường sống để con có thể ngon giấc về đêm. Điều này sẽ bảo vệ bé khỏi những bệnh thông thường như cảm lạnh, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng đau tức vùng ngực.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực cho trẻ dưới 1 tuổi. Mong rằng các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Minh Phú/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!