backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bệnh khô mắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 23/11/2023

    Bệnh khô mắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Con bạn có đang gặp phải các vấn đề như thường xuyên chớp mắt, dụi mắt, chảy nước mắt, có cảm giác mắt bị cộm rát hoặc đôi khi tầm nhìn bị mờ? Đó là những biểu hiện của bệnh khô mắt ở trẻ em. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở tất cả trẻ em trên toàn thế giới là 6,6%. Mặc dù số lượng trẻ mắc bệnh trên toàn cầu không nhiều, nhưng ở Việt Nam, tình trạng khô mắt ở trẻ lại xảy ra khá thường xuyên.

    Những thông tin được tổng hợp dưới đây sẽ giải thích cho bạn bệnh khô mắt ở trẻ em là gì. Ngoài ra, các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị khô mắt và cách chữa bệnh bằng thuốc cũng như cách trị khô mắt tại nhà sẽ được đề cập trong bài viết.

    Bệnh khô mắt ở trẻ em là gì?

    Theo định nghĩa chuyên môn, khô mắt là một bệnh đa yếu tố của bề mặt mắt, đặc trưng bởi sự mất cân bằng nội môi của màng nước mắt và kèm theo các triệu chứng về mắt. Trong đó, các yếu tố đóng vai trò căn nguyên bao gồm:

  • Sự không ổn định và tăng cường độ đậm nhạt của màng nước mắt
  • Tình trạng viêm và tổn thương bề mặt mắt
  • Các bất thường về thần kinh đóng.
  • Hiểu đơn giản, mỗi khi chớp mắt, một lớp nước mắt mỏng sẽ được quét trên bề mặt mắt. Nước mắt có công dụng bôi trơn mắt và giúp bề mặt không bị khô. Lớp nước mắt này được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp lipid mỏng hơn.

    Để duy trì sự thoải mái và sức khỏe cho mắt, màng nước mắt cần được giữ nguyên vẹn giữa các lần chớp mắt. Tuy nhiên, nếu trẻ bị khô mắt thì sẽ không có đủ loại nước mắt thích hợp để giữ cho đôi mắt được thoải mái. Bệnh khô mắt ở trẻ em xảy ra khi bé không tiết đủ nước mắt để giữ ẩm cho bề mặt mắt hoặc nếu nước mắt không lưu lại trên mắt đủ lâu. Theo thời gian, hậu quả là khô mắt có thể làm hỏng bề mặt nhãn cầu.

    Lưu ý

    Cần hiểu rằng, khô mắt là một bệnh đa yếu tố liên quan đến toàn bộ đơn vị chức năng bề mặt mắt, chứ không chỉ là một tình trạng hoặc rối loạn liên quan đến màng nước mắt. Bệnh có triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp nghiêm trọng, khô mắt ở trẻ có thể ảnh hưởng đến thị lực.

    Nguyên nhân khô mắt ở trẻ em

    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị khô mắt. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh khô mắt ở trẻ em là:

    • Rối loạn chức năng tuyến meibomian
    • Dị ứng với các dị nguyên thông thường như phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc…
    • Viêm bờ mi
    • Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai dành cho thanh thiếu niên, thuốc kháng histamine, thuốc trị mụn…
    • Sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên.

    Ngoài ra, vẫn có một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn, nhưng thường nghiêm trọng hơn, khiến trẻ bị khô mắt. Chẳng hạn như:

  • Thiếu hụt vitamin A và axit béo omega-3
  • Hội chứng Sjogren
  • Viêm khớp dạng thấp vị thành niên (JRA)
  • Rối loạn nội tiết
  • Rối loạn di truyền và thần kinh
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh nhiễm trùng, điển hình là viêm kết mạc
  • Để hiểu rõ hơn vì sao trẻ bị khô mắt, mời bạn tham khảo thêm bài viết Trẻ bị khô mắt: Nguyên nhân phổ biến và những bệnh nguy hiểm tiềm ẩn.

    Triệu chứng của bệnh khô mắt ở trẻ em

    triệu chứng bệnh khô mắt ở trẻ em

    Cũng giống như ở người lớn, bệnh khô mắt ở trẻ em có thể gây khó chịu và đau đớn. Phụ huynh cần phải phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh khô mắt ở trẻ em. Điều này giúp dễ dàng điều trị và loại bỏ nguyên nhân cơ bản của tình trạng khó chịu này. Trẻ bị khô mắt thường có một số triệu chứng sau đây:

    • Chớp mắt thường xuyên
    • Thường xuyên dụi mắt do mắt khô và khó chịu
    • Đỏ quanh mắt
    • Thường chảy nước mắt
    • Hay né tránh các nguồn ánh sáng
    • Trẻ cảm thấy mắt nóng và khô
    • Có cảm giác châm chích, cộm hoặc rát ở mắt
    • Trẻ thường có cảm giác có cát, bụi bẩn hoặc sạn trong mắt
    • Tầm nhìn của trẻ bị mờ
    • Khó khăn khi đọc, làm việc trên máy tính hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự tập trung của thị giác.

    Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đến cuộc sống của trẻ em, khiến trẻ khó thực hiện các hoạt động học tập như đọc và sử dụng máy tính. Tuy nhiên, bệnh khô mắt ở trẻ em thường không gây ra các vấn đề về thị lực lâu dài.

    Ngoài ra, một số dấu hiệu khô mắt khác ở trẻ em có thể kể đến là: 

    • Quáng gà
    • Khô kết mạc
    • Khô nhuyễn giác mạc
    • Sợ ánh sáng hoặc nheo mắt, có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng chói
    • Không bao giờ chảy nước mắt hoặc đã ngừng chảy nước mắt khi khóc.

    Đây là những dấu hiệu khô mắt ở trẻ cảnh báo phụ huynh nên sớm đưa bé đi chữa trị.

    Biến chứng của bệnh khô mắt ở trẻ em

    Các biến chứng mà trẻ bị khô mắt không được điều trị có thể gặp phải bao gồm:

    • Khó chịu ở mắt: Đối với một số bé, tình trạng này có thể nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến suy nhược.
    • Tầm nhìn bị ảnh hưởng rõ rệt.
    • Tổn thương bề mặt phía trước của mắt (giác mạc) – trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn.

    Cách chữa bệnh khô mắt ở trẻ em

    Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng và dấu hiệu khô mắt, cha mẹ cần đưa bé đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân. Nếu trẻ bị khô mắt do những bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề xuất cách chữa trị phù hợp đối với từng loại bệnh. Đối với trường hợp khô mắt dạng nhẹ, bạn có thể tham khảo cách chữa khô mắt cho trẻ dưới đây.

    1. Thuốc chữa khô mắt cho trẻ em

    thuốc nhỏ mắt trị bệnh khô mắt ở trẻ em

    Việc tăng độ ẩm bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt cho trẻ bị khô mắt thường là bước đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh khô mắt ở trẻ em. Bác sĩ có thể sẽ đề xuất một số phương pháp điều trị hoặc các loại thuốc nhỏ mắt khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô mắt.

    Cách điều trị nháy mắt, khô mắt ở trẻ nhỏ điển hình bao gồm: 

    2. Cách trị khô mắt tại nhà cho bé

    Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị của bác sĩ cho bệnh khô mắt ở trẻ em, bạn có thể tham khảo một số cách trị khô mắt tại nhà để quá trình chữa bệnh cho bé đạt hiệu quả tốt nhất:

    • Để trẻ nghỉ giải lao thường xuyên trong quá trình đọc sách, xem tivi hoặc sử dụng điện thoại, máy tính. Bạn có thể áp dụng quy tắc 20-20-20 như sau: Tạm dừng sử dụng màn hình sau mỗi 20 phút. Khi không nhìn vào màn hình nữa, hãy tập trung vào một đối tượng cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét) trong vòng 20 giây.
    • Tăng thời gian trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời
    • Sử dụng máy tạo ẩm trong nhà để tăng độ ẩm cho mắt
    • Không sử dụng quạt khi bé ngủ
    • Tránh khói và những thứ khác gây kích ứng mắt
    • Cho trẻ đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi nắng, gió, bụi bẩn
    • Nếu bé thường đeo kính áp tròng, hãy cho con sử dụng thuốc nhỏ mắt dành cho kính áp tròng hoặc đeo mắt kính cho đến khi mắt cảm thấy tốt hơn
    • Giảm hoặc ngừng sử dụng máy sấy tóc
    • Tăng lượng nước uống vào
    • Bổ sung vitamin A cho trẻ bị thiếu hụt
    • Hạn chế để bé dụi mắt
    • Đặt một miếng vải ẩm và ấm lên mí mắt của trẻ vào mỗi buổi sáng trong khoảng 5 phút. Sau đó massage nhẹ mí mắt cho trẻ. Điều này giúp tăng độ tự nhiên cho mắt.

    Bạn có thể quan tâm:

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bệnh khô mắt ở trẻ em là gì, đồng thời có được những biện pháp chữa trị phù hợp khi trẻ bị khô mắt.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 23/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo