Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khái niệm tật không nhãn cầu và mắt nhỏ thường được sử dụng thay thế cho nhau. Mắt nhỏ là bệnh lý trong đó một hoặc cả hai mắt nhỏ bất thường, còn tật không nhãn cầu là tình trạng thiếu một hoặc cả hai mắt. Những rối loạn hiếm gặp này phát triển trong thời kỳ mang thai và có thể đi kèm với các dị tật bẩm sinh khác.
Những trẻ bị dị tật bẩm sinh sẽ có tật không nhãn cầu, làm cho xương ổ mắt nhỏ lại, vùng mô xung quanh co nhỏ, giảm kích thước khe mi, mi mắt ngắn và thiểu sản xương gò má. Độ nặng của triệu chứng có thể khác nhau tuỳ theo bệnh nhân. Ngoài ra, trẻ còn thường kèm những dị tật bẩm sinh khác sau đây:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bé có các dấu hiệu và triệu chứng của tật không nhãn cầu và mắt nhỏ, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.
Nguyên nhân của các tình trạng này có thể do đột biến gen và bất thường nhiễm sắc thể. Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân ở một bệnh nhân cụ thể.
Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ có thể nặng hơn nếu bạn:
Đây là tình trạng rất hiếm gặp, chỉ xảy ra ở 1/10000 trẻ. Chúng chiếm khoảng 3-11% nguyên nhân gây mù ở trẻ em. Khoảng 2/3 trong số này được cho là do di truyền.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nhiều yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với tia X, hóa chất, thuốc, thuốc trừ sâu, chất độc, phóng xạ hoặc virus có thể làm tăng nguy cơ bị tật thiếu nhãn cầu và mắt nhỏ, nhưng vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán trong hai giai đoạn tiền sản và sau sinh. Chẩn đoán tiền sản có thể được tiến hành bằng cách:
Bác sĩ có thể chẩn đoán sau sinh dựa trên:
Không có phương pháp nào có thể điều trị được tật thiếu nhãn cầu hoặc mắt nhỏ nhằm tạo ra một con mắt mới hoặc phục hồi thị lực. Tuy nhiên, một số tình trạng mắt nhỏ ít nghiêm trọng có thể sẽ được cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, có thể cải thiện được về thẩm mỹ cho trẻ. Trẻ em có thể được mang mắt giả với mục đích thẩm mỹ và thúc đẩy tăng trưởng hốc mắt.
Một trẻ sơ sinh bị tật thiếu nhãn cầu hoặc mắt nhỏ sẽ cần đến nhiều chuyên gia về mắt, bao gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên về bệnh lý dịch kính-võng mạc, phẫu thuật viên ổ mắt và tạo hình mắt, bác sĩ về bệnh lý nhãn khoa di truyền và bác sĩ tạo hình các bộ phận mắt nhân tạo. Mỗi chuyên gia có thể cung cấp thông tin và đem lại phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất cho trẻ và gia đình bạn. Ngoài ra, các chuyên gia về bộ phận mắt nhân tạo sẽ tạo ra các bộ phận bằng nhựa phù hợp, giúp hỗ trợ cấu trúc mặt và thúc đẩy các hốc mắt phát triển. Khi mặt phát triển, thường sẽ cần tới các thiết bị mới. Trẻ bị tật không nhãn cầu cũng cần sử dụng thiết bị nong để mở rộng hốc mắt. Khi khuôn mặt phát triển đầy đủ, các chuyên gia có thể chế tạo và lắp đặt mắt nhân tạo. Mắt nhân tạo sẽ không giúp hồi phục thị lực.
Trẻ bị tật mắt nhỏ có thể bị giảm thị lực. Trong những trường hợp này, trẻ có thể sử dụng miếng dán để cải thiện thị lực của mắt bị tật. Bé có thể được lắp đặt mắt nhân tạo để cải thiện vấn đề về thẩm mĩ, trong khi vẫn duy trì được khả năng nhìn của mắt.
Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ có thể được hạn chế nếu bạn:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!