♦ Mức độ Erythropoietin (EPO): Xét nghiệm này đo lượng EPO trong máu. EPO là một loại hormone giúp tạo ra các tế bào hồng cầu.

Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm này nhằm tìm kiếm các đột biến gene liên quan đến bệnh đa hồng cầu, chẳng hạn như JAK2, CALR và MPL, ngoài các đột biến trong thụ thể EPO.
Cách điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ em
Hướng điều trị bệnh đa hồng cầu ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và tình hình sức khỏe nói chung của con bạn. Quan trọng hơn, nó còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ áp dụng cho bệnh nhi là:
– Tiêm tĩnh mạch để lấy bớt máu, làm giảm số lượng hồng cầu (quy trình thực hiện giống như khi hiến máu)
– Liều thấp aspirin để ngăn ngừa cục máu đông
– Thuốc làm giảm sản xuất hồng cầu trong tủy xương
Các biến chứng có thể có của bệnh đa hồng cầu ở trẻ
Tương tự như hướng điều trị, biến chứng của bệnh đa hồng cầu ở trẻ em cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là:
- Cục máu đông trong tĩnh mạch gan
- Huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch
- Chảy máu nhiều
- Bệnh bạch cầu
- Ung thư máu
Cách giúp trẻ sống chung với bệnh đa hồng cầu
Khi bé nhà bạn được chẩn đoán mắc bệnh đa hồng cầu, đừng vội bi quan. Bạn cần làm điểm tựa cho bé, phối hợp chuẩn xác với bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh đa hồng cầu không thể trị dứt hoàn toàn nhưng nếu tuân thủ phác đồ điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát, bé cũng sẽ có cuộc sống như người bình thường.
Trong cuộc chiến với căn bệnh đa hồng cầu, con bạn sẽ được theo dõi những thay đổi trong kết quả xét nghiệm máu hoặc mức độ tiến triển của các biến chứng. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả để điều chỉnh phương pháp điều trị cho hợp lý.
Một số việc cần tránh trong quá trình điều trị bệnh đa hồng cầu là:
√ Tránh nhiệt độ quá cao, như tắm nước nóng. Nhiệt có thể làm cho một số triệu chứng như ngứa và rát trở nặng hơn.
√ Tránh xa các môn thể thao cũng như những hoạt động có khả năng gây thương tích. Chấn thương có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
√ Tránh để da bé quá khô hoặc bị trầy xước. Thoa kem dưỡng ẩm ngày và đêm cho bé để không bị tình trạng này.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?
Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng mới của bé xuất hiện hoặc triệu chứng cũ trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, gọi khi bạn thấy con mình mệt mỏi hơn bình thường, bị đau ở tay, chân hoặc bụng (có thể là do cục máu đông)…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!