Tác hại của bàn chân bẹt đối với trẻ em

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Võ Châu Khoa · Ngày cập nhật: 26/02/2020

    TÀI TRỢ BỞI:

    Tác hại của bàn chân bẹt đối với trẻ em
    Quảng cáo

    Bàn chân bẹt là tình trạng khá phổ biến hiện nay ở trẻ em. Hội chứng này không chỉ khiến bàn chân có hình dáng bất thường mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết hết những tác hại của bàn chân bẹt với trẻ em chưa?

    Trẻ mắc phải hội chứng bàn chân bẹt sẽ không có vòm bàn chân, lòng bàn chân bằng phẳng. Càng lớn, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất của trẻ.

    Nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan về hội chứng này làm lỡ mất thời gian điều trị “vàng” cho trẻ. Qua bài viết này, Hello Bacsi hy vọng sẽ giúp độc giả có cái nhìn khách quan hơn về dấu hiệu, tác hại cũng như biến chứng của bàn chân bẹt.

    Dấu hiệu bàn chân bẹt

    Có nhiều nguyên nhân gây bàn chân bẹt ở trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng ngay từ đầu. Điều này là do từ khi sinh ra, trẻ đã có lòng bàn chân phẳng.

    Lúc này, các mô liên kết các khớp bàn chân với nhau vẫn còn lỏng lẻo. Sau khi trẻ biết đi, các mô sẽ dần thắt chặt lại và dần dần tạo thành vòm bàn chân hoàn chỉnh. Nếu tình huống này không xảy ra, rất có thể trẻ đã bị bàn chân bẹt.

    Bình thường, chứng bàn chân bẹt sẽ không gây đau hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị đau chân, đau mắt cá chân hoặc đau lòng bàn chân gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại, bố mẹ nên lập tức đưa trẻ đi khám để tầm soát bệnh sớm.

    Tác hại của bàn chân bẹt

    Bàn chân bẹt không gây nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là đau bàn chân. Đây là hậu quả của việc căng cơ và dây chằng liên kết.

    Ngoài ra, trẻ có thể thường xuyên xuất hiện những cơn đau ở các bộ phận như mắt cá chân trong, vòm bàn chân, bắp chân, cẳng chân, thắt lưng. Một trong hai chân của người mắc chứng bàn chân bẹt còn có thể bị tê cứng.

    tác hại của bàn chân bẹt

    Tác hại của bàn chân bẹt sẽ trở nên khó lường nếu trẻ không được tầm soát bệnh sớm. Cụ thể, bàn chân bẹt khiến khung xương phát triển mất cân đối. Một hiện tượng dễ nhận thấy là một bên đế giày của bạn sẽ mòn nhiều hơn và nhanh hơn bên còn lại.

    Khi đi lại, chân trẻ sẽ đi theo hình chữ V, cổ chân bị xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài, khớp gối bị xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau. Về lâu về dài, bàn chân bẹt có thể gây ra chứng vẹo ngón chân cái, gai gót chân hoặc viêm cân gan chân…

    Khung xương bị lệch cũng gây ảnh hưởng đến lưng và cổ. Khi lớn lên, trẻ sẽ rất dễ bị cong vẹo cột sốngthoái hóa cột sống sớm ở độ tuổi thanh niên.

    Cách điều trị bàn chân bẹt

    Hội chứng bàn chân bẹt cần được tầm soát kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Độ tuổi chữa bàn chân bẹt lý tưởng là từ 3 – 7 tuổi. Do đó, nếu các bé nhà bạn trong độ tuổi này, bạn nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng bàn chân.

    Là đơn vị tiên phong trong vấn đề điều trị bàn chân bẹt ở trẻ, phòng khám ACC sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ để quét các chỉ số của vòm chân một cách chính xác nhất. Sau khi các bác sĩ phân tích dáng đi của trẻ, bạn sẽ có thể biết con em mình có mắc phải chứng bàn chân bẹt hay không?

    Nếu phát hiện trẻ bị bàn chân bẹt, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp và lộ trình điều trị. Cách chữa bàn chân bẹt hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là sử dụng đế chỉnh hình bàn chân kết hợp với vật lý trị liệu.

    Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt được thiết kế riêng biệt và chính xác theo số đo bàn chân của từng bé. Đế chỉnh hình dùng để đặt vào trong giày hoặc gắn trên mặt đế của dép hoặc dép có quai hậu (xăng-đan), giúp làm giảm thiểu những cơn đau khác nhau. Bàn chân bẹt được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Tuy nhiên, ngoài việc chữa trị tại phòng khám, bạn cũng nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ khi chăm sóc trẻ ở nhà.

    Đặt lịch khám bệnh với các bác sĩ nước ngoài tại đây hoặc liên hệ

    Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC

    Hotline: 028 3939 3930

    Website: https://acc.vn

    Fanpage: fb.com/PhongKhamACC

    Châu Khoa HELLO BACSI

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Võ Châu Khoa · Ngày cập nhật: 26/02/2020

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo