Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm này vì chúng có chung một số triệu chứng tương tự.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai thuật ngữ y khoa dùng để chỉ các vấn đề sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm này vì chúng có chung một số triệu chứng tương tự.
Cùng Hello Bacsi so sánh hai căn bệnh này dưới đây để hiểu rõ hơn về chúng nhé.
Một số biểu hiện của viêm amidan khá giống với viêm họng do liên cầu khuẩn, bao gồm:
Tuy nhiên, viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn vẫn có thể phân biệt được dựa vào các triệu chứng dưới đây:
Viêm amidan có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, trường hợp bị viêm amidan do virus xảy ra phổ biến hơn. Các loại virus thường gây ra tình trạng này bao gồm:
Ngoài viêm amidan, các loại virus trên cũng có thể gây ra các triệu chứng khác. Do đó, bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm và xem xét tất cả các triệu chứng để xác định được tình trạng viêm amidan của bạn bắt nguồn từ loại virus nào.
Viêm amidan cũng có thể xảy ra do vi khuẩn. Có khoảng 15-30% trường hợp viêm amidan là do tác động của vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là streptococcus nhóm A. Một số loài vi khuẩn strep khác cũng có thể gây viêm amidan, bao gồm:
Trong khi đó, viêm họng liên cầu khuẩn có nguyên nhân trực tiếp từ vi khuẩn streptococcus nhóm A. Ngoài ra không có loại vi khuẩn hoặc virus nào khác gây ra nó.
Các yếu tố nguy cơ của viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:
Trong trường hợp nghiêm trọng, viêm họng liên cầu khuẩn và viêm amidan có thể dẫn đến các biến chứng sau:
Để chẩn đoán tình trạng viêm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng đang gặp phải và tiến hành kiểm tra thể chất. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng của bạn để xem có bị sưng hạch bạch huyết không, đồng thời tiến hành khám mũi và tai để xác định tình trạng nhiễm trùng.
Nếu nghi ngờ bạn bị viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ họng của bạn để tiến hành xét nghiệm. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm strep nhanh để xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn strep không. Nếu kết quả âm tính, bác sĩ sẽ yêu cầu cấy trùng cổ họng để xác định các vi khuẩn tiềm năng khác.
Chẩn đoán sẽ được đưa ra dựa trên kết quả xét nghiệm và triệu chứng của bạn.
Hầu hết các phương pháp điều trị sẽ chỉ làm giảm các triệu chứng thay vì thực sự loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil và Motrin) để giảm đau do sốt và viêm.
Ngoài ra, để giảm các triệu chứng viêm amidan và viêm họng, bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau:
Nếu bạn bị viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Việc uống thuốc kháng sinh cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, amidan của bạn có thể bị sưng đến mức gây khó thở. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm viêm. Nếu uống thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp tất cả các cách điều trị khác không đem lại hiệu quả tích cực.
Viêm họng liên cầu khuẩn là do vi khuẩn gây ra. Vì vậy bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đường uống cho bạn trong vòng 48 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện. Điều này sẽ làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, đồng thời ngăn chặn biến chứng và nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là những căn bệnh dễ lây lan. Do đó bạn cần tránh tối đa việc ở gần và giao tiếp với người khác khi đang mắc bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của viêm amidan và viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ hết trong vài ngày khi được chăm sóc tại nhà, kết hợp nghỉ ngơi và chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần đến thăm khám tại bệnh viện ngay nếu gặp phải tình trạng:
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!