backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Mẹo giúp bé mau khỏi bệnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc · Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 24/11/2023

    Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Mẹo giúp bé mau khỏi bệnh

    Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu chẳng may bé yêu mắc bệnh, bên cạnh việc đưa bé đi khám, tìm hiểu các phương pháp chữa trị thì chắc hẳn các bậc cha mẹ cũng sẽ quan tâm đến vấn đề “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”.

    Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng đi tìm lời đáp cho thắc mắc “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”, để có thể chăm sóc bé thật tốt. 

    Hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

    Trước khi biết được “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”, cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

    Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, chủ yếu do coxsackievirus A16 và enterovirus A71 gây ra. Bệnh được đặt tên dựa trên việc các triệu chứng như mụn nước hình thành trên bàn tay, bàn chân, trong khoang miệng sau vỡ ra thành những vết loét gây đau đớn. Thực tế, tình trạng nổi mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người bệnh, bao gồm ngực, lưng, cánh tay, chân, bộ phận sinh dục và mông.

    Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất. Bệnh có xu hướng lây lan nhanh chóng trong môi trường học đường (nhà trẻ, trường học). Mặc dù vậy, những trẻ lớn hơn và cả người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng. Thậm chí, một người có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần bởi bệnh có thể do nhiều loại virus khác nhau gây ra.

    Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

    trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi

    “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hầu hết trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường không quá nghiêm trọng, trẻ thường bị sốt trong vòng vài ngày và khỏi hoàn toàn các triệu chứng trong vòng 7 – 10 ngày mà không phải điều trị y tế, chỉ cần kiểm soát tốt triệu chứng bệnh tại nhà. 

    Trên thực tế, trẻ dưới 2 tuổi có thể bị bệnh lâu hơn. Bệnh cấp tính thường kéo dài từ 10-14 ngày và tình trạng nhiễm trùng hiếm khi tái phát hoặc dai dẳng. Mặc dù vậy, một số bệnh nhi bị tay chân miệng nghiêm trọng có thể cần sự can thiệp y tế để giúp giảm nguy cơ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.

    Biến chứng ở trẻ bị tay chân miệng

    Đọc đến đây, hẳn là bạn đã biết được “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”. Vậy trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ gặp phải biến chứng gì? Theo các chuyên gia, các biến chứng của bệnh tay chân miệng rất hiếm gặp, tuy nhiên, đôi khi, trẻ có thể gặp phải những vấn đề sau:

    • Mất nước: Loét miệng có thể khiến việc bú/ ăn uống trở nên đau đớn và khó khăn. Điều này có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
    • Viêm màng não: Trong một số trường hợp hiếm, trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não thường do enterovirus 71 gây ra. Trẻ có nguy cơ bị mất điều hòa tiểu não cấp tính, hội chứng giống bại liệt, viêm não, tăng huyết áp nội sọ lành tính và hội chứng Guillain-Barre. Chất xám của bé có thể bị tổn thương, dẫn đến rối loạn chức năng vận động.
    • Viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tụy và viêm huyết thanh liên quan đến các cơ quan chính khác: Bệnh tay chân miệng hiếm khi gây ra những tình trạng viêm này, nhưng một số trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên.

    Ngoài ra, trẻ bị tay chân miệng nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến tử vong. Phân tích cho thấy, hôn mê, phù phổi/viêm phổi, co giật, khó thở là những yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ mắc tay chân miệng.

    Điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà 

    trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi

    Không chỉ nên quan tâm đến vấn đề “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?”, mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu những phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sao cho bệnh nhanh khỏi.

    Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc sử dụng thuốc kháng sinh là không cần thiết vì bệnh do virus gây ra. May mắn thay, các triệu chứng tay chân miệng thường nhẹ và có thể cải thiện bằng việc áp dụng một số biện pháp sau:

    • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen nếu trẻ bị đau nhức, sốt cao. Tuyệt đối không cho trẻ dùng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye.
    • Cho trẻ lớn súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng.
    • Cho bé uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước.
    • Thức uống lạnh như sinh tố, nước ép, kem, nước đá… có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Tránh ăn thực phẩm cay hoặc có tính axit để tránh khiến vết loét miệng trở nên đau đớn hơn.
    • Giữ cho những nốt mụn nước sạch sẽ và thông thoáng.
    • Rửa sạch tay và tắm rửa bằng xà phòng, sau đó thấm khô nhẹ nhàng, tránh làm vỡ nốt mụn nước.
    • Nếu vết mụn nước vỡ ra, hãy chấm một chút thuốc mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và băng lại bằng một miếng băng nhỏ.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi, cũng như biết được những biện pháp hỗ trợ điều trị tay chân miệng mau khỏi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

    Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 24/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo