backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ nhỏ bị đau tức ngực: Mẹ cần biết những gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    Trẻ nhỏ bị đau tức ngực: Mẹ cần biết những gì?

    Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hệ miễn dịch còn khá non yếu nên thường hay gặp hàng loạt các vấn đề sức khỏe, nhất là những bệnh đường hô hấp. Bệnh tiến triển có thể dẫn đến tình trạng tích tụ chất nhầy đường hô hấp khiến trẻ nhỏ bị đau tức ngực. Việc sớm phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giúp bé phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

    Với những ai lần đầu làm bố mẹ hẳn sẽ không tránh được những lúc hoang mang, không biết phải giải quyết thế nào khi con có những biểu hiện bất ổn về sức khỏe. Điển hình là tình trạng đau tức ngực, mặc dù đây không phải là vấn đề quá mới mẻ, nhưng nếu không được trang bị những kiến thức cơ bản, bạn sẽ không dễ nhận biết và có cách giải quyết đúng đắn.

    Đau tức ngực là gì? Vì sao trẻ nhỏ dưới 1 tuổi lại có thể gặp vấn đề này?

    Xét về mặt sinh lý, các xoang được lót bên trong bởi lớp niêm mạc. Lớp này đóng vai trò không ngừng sản sinh dịch nhầy làm nhiệm vụ vệ sinh và bảo vệ hệ thống mũi xoang. Một khi bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc trở nên sưng phù và tăng tiết dịch nhiều hơn. Dịch tiết tích tụ nhiều ở đường hô hấp gây nên tình trạng tắc nghẽn có thể dẫn đến đau tức ngực. Bên cạnh đó, tình trạng niêm mạc lót đường thở sưng phù cũng khiến cho việc lưu thông không khí bị hạn chế.

    Theo đó, vấn đề này xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân phổ biến sau:

    1. Trẻ sinh non

    Hệ miễn dịch của trẻ sinh non hoặc thiếu tháng thường hoạt động kém hơn bình thường. Do đó, bé thường hay đau ốm và khó hồi phục sức khỏe hơn. Trẻ càng sinh quá sớm, nguy cơ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh hô hấp từ môi trường ngoài càng cao.

    Mặt khác, trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và hoàn thiện các chức năng trong cơ thể, kể cả hệ miễn dịch. Do vậy, các bé nhỏ thường không đủ sức kháng lại bệnh tật.

    2. Chất kích thích gây hại

    Như đã đề cập, các tác nhân gây bệnh hô hấp có thể là khói thuốc lá, khói từ xăng xe, hoạt động nấu nướng hay sinh hoạt đều có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bé. Một khi hít phải những chất kích thích chứa đầy hóa chất độc hại này, niêm mạc hô hấp của trẻ sẽ tăng tiết dịch nhầy nhiều hơn khiến bé cảm thấy khó thở và có cảm giác nặng nề ở ngực.

    3. Cảm lạnh thông thường

    Nguyên nhân gây đau tức ngực ở trẻ

    Cảm lạnh là tình trạng virus gây bệnh tác động đến các cơ quan như xoang, mũi và vùng hầu họng dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có ho đờm, sổ mũi. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường các bé lại không thể tự chủ động xì mũi, khạc đờm, do vậy mà dịch tiết hô hấp tích tụ lại nhiều ở vùng ngực khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

    4. Hen suyễn

    Khi trẻ bị hen suyễn, vùng khoang mũi và niêm mạc hô hấp bị sưng viêm hầu như mọi lúc tạo điều kiện cho dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn bình thường gây tắc nghẽn đường hô hấp. Chất nhầy sản xuất quá nhiều không kiểm soát được có thể tích tụ ở ngực dẫn đến chứng đau tức ngực.

    Trẻ nhỏ bị đau tức ngực thường có các triệu chứng nào?

    Theo các chuyên gia, khi trẻ có biểu hiện đau tức ngực thì đó chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé bắt đầu phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh. Theo đó, trẻ gặp vấn đề này thường có những triệu chứng dễ nhận biết như sau:

    1. Ho

    triệu chứng của đau tức ngực

    Nếu trẻ ho nhiều hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Bởi lẽ lúc này chất nhầy đường hô hấp đã tích tụ quá nhiều trong lồng ngực và cơn ho xuất hiện như là cách để trẻ loại bỏ bớt sự khó chịu.

    2. Khó ngủ, mất ngủ

    Mẹ quan sát thấy bé ngủ không sâu giấc thường xuyên trong một vài ngày và trẻ thường tỏ ra bứt rứt, quấy khóc không yên thì có khả năng lúc này bé đang bị chứng đau tức ngực làm phiền.

    3. Sốt

    đau tức ngực có thể khiến trẻ bị sốt

    Sốt có thể coi là dấu hiệu cảnh báo trẻ nhỏ bị đau tức ngực do viêm phổi và cảm lạnh thông thường. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh.

    4. Ăn uống kém ngon miệng

    Khi mắc bệnh, thường khứu giác cũng như các giác quan khác của trẻ đều bị ảnh hưởng. Do vậy, bé có thể không thích hoặc không cảm thấy quá “hào hứng” với những bữa ăn ngon mà bạn chuẩn bị như trước.

    5. Khó chịu và thay đổi tâm trạng

    trẻ quấy khóc vì đau tức ngực

    Khó chịu và thay đổi tâm trạng là những biểu hiện cho thấy trẻ đang cảm thấy không thoải mái. Nếu quan sát thấy con quấy khóc thường xuyên không dứt mẹ nên kiểm tra xem con có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào hay không. Bởi đó cũng có thể là do trẻ đang mắc phải chứng đau tức ngực.

    Bạn nên nhớ rằng với các bé còn nhỏ, chưa nói được rõ ràng thì những biểu hiện như cáu gắt hay khóc sẽ là cách mà bé bộc lộ cho mẹ biết mình đang muốn gì. Điều quan trọng là bố mẹ không nên phớt lờ và kiểm tra con thật kỹ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

    Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau tức ngực ở trẻ

    1. Vấn đề về đường thở

    Nếu trẻ cảm thấy khó thở và điều này khiến con bạn khó ngủ, mất ngủ, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của vấn đề này.

    2. Mệt mỏi

    Bên cạnh biểu hiện về đường hô hấp, mẹ cũng nên quan sát xem trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải cả ngày hay đi tiểu ít hơn bình thường hay không. Bởi đây cũng là những vấn đề có thể xảy ra khi trẻ bị đau tức ngực. Một khi phát hiện, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp xử lý kịp thời.

    Bỏ túi ngay 7 biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực

    Tình trạng đau tức ngực ở trẻ nhỏ có liên quan đến đường hô hấp và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể thử qua các biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Đặc biệt là các giải pháp đưa ra sau đây rất an toàn với trẻ và không có những phản ứng không mong muốn.

    1. Cho con bú

    Không thể phủ nhận sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất mang lại cho con nhiều lợi ích tuyệt vời. Hơn thế nữa, thông qua việc cho con bú là bạn đang “chia sẻ” cho con những kháng thể chống lại bệnh tật từ nguồn sữa.

    Chính điều này làm cho sữa mẹ tốt hơn hẳn so với các loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng bày bán trên thị trường. Để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết giúp con đối phó với tình trạng nhiễm trùng và mau chóng hồi phục, mẹ nên tiếp tục duy trì việc cho con bú thường xuyên nhé!

    2. Giữ trẻ ở tư thế thẳng lưng và hơi ngửa đầu về phía sau

    bế bé với tư thế đứng

    Trong trường hợp trẻ bị đau tức ngực, mẹ có thể giải quyết bằng cách giữ con ở tư thế ngồi thẳng lưng và hơi ngửa đầu ra sau. Điều này có thể làm cho chất nhầy đường hô hấp phân tán mà không thể tích tụ ở một vị trí.

    3. Vỗ rung long đờm cho trẻ

    Đây là phương pháp sử dụng tay, dụng cụ hoặc phối hợp cả hai giúp phổi giãn nở tốt để tống xuất dịch nhầy hô hấp ra khỏi cơ thể, từ đó trẻ thở dễ dàng hơn và bớt tình trạng khò khè khó chịu.

    Biện pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý đường hô hấp, trong đó có cả chứng đau tức vùng ngực. Để thực hiện, đầu tiên mẹ nên cho bé nằm nghiêng một bên hay cho bé ngồi đầu hơi cúi về phía trước hoặc bế vác bé lên vai. Kế đến cần xác định rõ vị trí vỗ, bắt đầu từ phổi (có thể ước chừng là điểm ngang lưng trở lên) vỗ nhẹ từ đây vỗ lên.

    Trong kỹ thuật vỗ long đờm, bàn tay mẹ khum lại tạo khoảng trống để khi vỗ trẻ không thấy đau. Mẹ nên dùng lực cổ tay để vỗ sao cho cảm giác lồng ngực bé rung nhẹ theo từng nhịp. Mỗi lần thực hiện quá trình này sẽ kéo dài khoảng 5-10 phút. Khi kết thúc, trẻ có thể ho nhiều hoặc thậm chí nôn ra đờm.

    Nếu chưa rõ, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc nhân viên y tế hướng dẫn cặn kẽ để có thể áp dụng đúng thao tác.

    4. Thử dùng dầu khuynh diệp

    giảm đau tức ngực bằng <a target=tinh dầu khuynh diệp” width=”1000″ height=”667″ srcset=”https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep.jpg 1000w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-300×200.jpg 300w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-768×512.jpg 768w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-90×60.jpg 90w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-45×30.jpg 45w, https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2020/06/chua-tac-nghen-nguc-bang-tinh-dau-khuynh-diep-700×467.jpg 700w” sizes=”(max-width: 1000px) 100vw, 1000px” />

    Dầu khuynh diệp hay tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ lá bạch đàn, một loại dược liệu dùng để chữa khá nhiều bệnh. Một trong số những công dụng tuyệt vời đến từ loại dầu này là làm ấm ngực và long đờm. Hơn nữa, dầu từ cây khuynh diệp cũng khá hữu ích khi dùng trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài hay cảm lạnh.

    Cách dùng khá phổ biến là mẹ nhỏ dầu lên tay, thoa hai bàn tay vào nhau rồi áp lên vùng ngực của bé để làm dịu các triệu chứng do cảm lạnh. Hương thơm từ tinh dầu sẽ mang lại sự thư giãn cho vùng hầu họng, đồng thời làm loãng đờm nhầy hiệu quả.

    Tuy nhiên, khi sử dụng, mẹ nên dùng một lượng nhỏ để tránh tình trạng trẻ khó chịu, quấy khóc. Một cách gián tiếp khác để dùng tinh dầu là cho vào nước tắm hoặc máy tạo độ ẩm không khí.

    5. Tắm nước ấm giúp cải thiện tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực

    Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ thấy thoải mái hơn đấy! Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi hay thấy tức ngực, bạn có thể xoa dịu con bằng cách cho trẻ ngồi vào chậu nước ấm. Lúc này, các mao mạch đường hô hấp sẽ giãn ra giúp đường thở được thông thoáng.

    Mặt khác, hơi nước ấm còn có tác dụng làm loãng đờm và giúp dịch nhầy dễ dàng loại bỏ ra khỏi cơ thể. Như đã đề cập trước đó, để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm một số loại tinh dầu thiên nhiên.

    Bên cạnh việc tắm nước ấm, bạn có thể tận dụng lợi ích từ hơi nước thông qua cách xông hơi. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn chỉ việc đun sôi một ít nước sau đó cho vào chậu hoặc chiếc bát cỡ lớn. Sau đó mẹ ẵm bé trên tay và để con hít được hơi nước ấm càng nhiều càng tốt. Lưu ý khi thực hiện theo cách này, bạn cần hết sức cẩn trọng kẻo làm con bị bỏng.

    Nếu không muốn áp dụng xông hơi theo cách này, bạn hãy ẵm bé vào phòng tắm, đóng kín cửa, bật vòi sen nước nóng rồi cùng con ngồi yên trong phòng khoảng 10–15 phút là được.

    6. Nước ép củ cải

    nước ép củ cải

    Không những là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mà củ cải còn là vị thuốc quý. Trên thực tế, lại rau ăn củ này có một vài đặc tính hữu hiệu giúp giải quyết tình trạng đau tức ngực. Bạn có thể tự làm tại nhà và cho trẻ dùng để cải thiện tình trạng viêm ở niêm mạc hô hấp.

    Ngoài cách uống trực tiếp với lượng vừa phải theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể xoa dịch ép củ cải trực tiếp lên vùng ngực để giảm bớt tình trạng ứ đọng dịch nhầy đường hô hấp ở ngực trẻ.

    7. Chườm khăn nóng

    Cách đơn giản nhất để “giải quyết” chứng đau tức ngực là dùng một chiếc khăn tắm sạch nhúng vào nước nóng vài lần, vắt kỹ rồi chườm lên ngực. Lưu ý là mẹ nên đảm bảo khăn sau khi nhúng nước nóng không quá nóng để tránh làm con bị phỏng.

    Bật mí một vài biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực

    “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để bảo vệ con, mẹ có thể tham khảo những lời khuyên sau:

    1. Khăn lau cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh

    Để khăn lau của con không là nơi “trú ẩn” của vi trùng gây bệnh, tốt nhất mẹ nên giặt giũ thường xuyên. Ngoài ra, mẹ nên quan tâm đến việc lựa chọn chất tẩy rửa không gây kích ứng. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn những loại sản phẩm không chứa hương liệu.

    Sau khi giặt xong, bạn cho đồ vào máy sấy sau đó phơi lại dưới nắng hoặc ủi trước khi cho con dùng. Đây là cách tự nhiên nhưng hiệu quả để đảm bảo khăn sữa cũng như khăn lau cho bé được khô ráo, sạch sẽ.

    2. Chú trọng hơn đến việc vệ sinh

    vệ sinh cá nhân cho bé

    Việc này không chỉ dừng lại ở chuyện vệ sinh cá nhân cho bé, mà còn phải đảm bảo môi trường sống xung quanh được an toàn, không tồn tại những yếu tố gây bệnh. Có như vậy bạn mới hạn chế được nguy cơ trẻ mắc các bệnh hô hấp và tránh được tình trạng đau tức ngực do sự tích tụ đờm nhầy.

    3. Hạn chế sự lây lan mầm bệnh

    Nếu bản thân bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình đang mắc bệnh cảm lạnh hoặc bị ho do viêm phổi thì nên đeo khẩu trang y tế. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh, tránh lây nhiễm cho bé.

    4. Chú trọng đến dinh dưỡng cho trẻ

    phòng ngừa đau tức ngực bằng cách chú trọng đến dinh dưỡng

    Một chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ dưỡng chất sẽ đảm bảo trẻ tăng trưởng tốt, đồng thời củng cố hoạt động của hệ miễn dịch. Từ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé tập cho bé ăn dặm, đặc biệt là bổ sung thêm các loại hoa quả bên cạnh việc bú mẹ hoặc dùng sữa công thức.

    5. Tránh đưa trẻ đến nơi công cộng

    Ở những nơi đông người thì nguy cơ trẻ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Bởi lẽ, vấn đề vệ sinh tại đây không được đảm bảo tốt, trẻ dễ hít phải các giọt dịch tiết chứa vi khuẩn, virus hoặc chạm tay vào những bề mặt có sự xuất hiện của mầm bệnh.

    Thêm vào đó sức đề kháng của trẻ không tốt nên bé nên dễ mắc bệnh và gặp những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

    6. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

    đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

    Giấc ngủ khá quan trọng với sự phát triển của bé. Theo đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ đủ giấc để bảo toàn năng lượng cho quá trình tăng trưởng đang diễn ra. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo mọi yếu tố từ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt đến môi trường sống để con có thể ngon giấc về đêm. Điều này sẽ bảo vệ bé khỏi những bệnh thông thường như cảm lạnh, một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến chứng đau tức vùng ngực.

    Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ nhỏ bị đau tức ngực cho trẻ dưới 1 tuổi. Mong rằng các bậc phụ huynh đã có thêm cho mình kinh nghiệm trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.

    Minh Phú/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo