backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Mặt bị sưng phù là bệnh gì? Biện pháp chữa trị hiệu quả tức thời

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/05/2023

Mặt bị sưng phù là bệnh gì? Biện pháp chữa trị hiệu quả tức thời

Mặt bị sưng phù một hoặc hai bên là hiện tượng sinh lý thường thấy ở nhiều người khi ngủ dậy. Tuy nhiên, đôi khi mặt bị sưng một bên hoặc cả hai có thể cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn.

Vậy, do đâu mặt tự nhiên bị sưng phù hay mặt bị sưng phù là bệnh gì? Đâu là mẹo chữa phù mặt nhanh chóng và hiệu quả? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Mặt bị sưng phù hay phù mặt là bệnh gì?

Nếu gương mặt của bạn dần bị sưng lên giống hình tròn thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh sưng phù mặt. Mặt bị sưng phù thường không nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn cảm thấy tự ti. Tất cả mọi người đều có khả năng gặp phải vấn đề này.

Vậy, bị sưng mặt là bệnh gì? Tình trạng mặt bị phù xảy ra khi các chất béo tích tụ ở hai bên của khuôn mặt và thường liên quan đến béo phì nhưng cũng có thể do hội chứng Cushing. Triệu chứng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với liều lượng hormone cortisol cao trong một thời gian dài.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng khi mặt bị sưng phù là gì?

Các triệu chứng thông thường của tình trạng mặt bị sưng phù là khuôn mặt dần trở nên tròn hoặc sưng húp. Khuôn mặt trở nên tròn nhờ sự tích tụ của chất béo đến mức mà không thể nhìn thấy được hai tai. Chất béo tích tụ xung quanh hộp sọ cũng làm khuôn mặt trở nên tròn hơn.

triệu chứng sưng mặt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào khiến mặt bị sưng phù?

Mặt bị sưng là bệnh gì? Mặt tự nhiên bị sưng có khả năng là hệ quả của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, ví dụ như:

  • Phản ứng khi bị dị ứng (viêm mũi dị ứng, sốt mùa hè, ong đốt)
  • Phù mạch
  • Phản ứng truyền máu
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm kết mạc
  • Phản ứng thuốc, bao gồm phản ứng với aspirin, penicillin, sulfa, glucocorticoid và các loại thuốc khác
  • Phẫu thuật đầu, mũi hoặc hàm
  • Chấn thương hoặc chấn thương vùng mặt (bỏng)
  • Suy dinh dưỡng thể nặng
  • Béo phì
  • Rối loạn tuyến nước bọt
  • Viêm xoang
  • Sưng lẹo ở mí khi mắt bị nhiễm trùng
  • Áp xe răng
  • Giảm tiết tuyến thượng thận
  • Hội chứng Cushing
  • Sử dụng steroid trong thời gian dài như prednisone.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ khiến mặt bị sưng phù?

Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến mặt sưng phù, chẳng hạn như:

  • Đột ngột đau hoặc sưng nghiêm trọng vùng mặt
  • Sưng mặt trong thời gian dài và ngày một nặng hơn
  • Khó thở
  • Sốt, mặt đau hoặc chuyển đỏ, điều đó cho thấy bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng mặt bị sưng phù?

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh án cũng như các chấn thương gần đây, điều này giúp xác định được nguyên nhân mặt bị sưng phù hoặc yêu cầu thêm các xét nghiệm y tế nếu cần thiết:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Để xác nhận xem tình trạng sưng mặt có phải là kết quả của nồng độ cortisol bất thường hay không, bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Để xác định nguyên nhân khiến cho nồng độ cortisol tăng cao, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm khác như chụp CT hoặc MRI.
  • Hội chứng Cushing: Bác sĩ khó có thể chẩn đoán được bạn có mắc phải hội chứng Cushing hay không bởi vì các dấu hiệu và triệu chứng sưng mặt có thể được gây ra bởi các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng mặt ngày càng nặng hơn kèm theo các triệu chứng khác thì nhiều khả năng đó chính là hội chứng Cushing, ví dụ như chất béo tích tụ ở gáy, bụng và toàn thân nhưng chân và cánh tay lại còi. Nếu bạn là một người ăn kiêng hoặc tập thể dục thường xuyên, bạn có thể ít hoặc không tăng cân hay chỉ bị sưng mặt ở thể nhẹ.
  • Tiền sử dùng thuốc: Bác sĩ có thể xem tiền sử thuốc, đặc biệt là nếu bạn đang dùng steroid trong thời gian dài. Việc sử dụng steroid lâu dài, chẳng hạn như prednisone có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự hội chứng Cushing. Trên thực tế, tăng cân với mặt bị sưng phù do tích tụ chất béo là dấu hiệu phổ biến nhất của việc sử dụng steroid. Nguy cơ mắc bệnh sưng mặt phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tiêm hoặc hít steroid tuy ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng giống Cushing.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sưng mặt?

trao đổi với bác sĩ về cách dùng thuốc

Bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị tùy vào nguyên nhân khiến mặt bị sưng, ví dụ như:

  • Điều trị hội chứng Cushing phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Trong trường hợp khác, bác sĩ có thể sử dụng thuốc, xạ trị hoặc vật lí trị liệu.
  • Nếu bạn đang sử dụng steroid dài hạn, cách tốt nhất để giảm tác động của các triệu chứng là giảm liều lượng thuốc hoặc ngưng hoàn toàn. Nếu bạn phải tiếp tục sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cho bạn dùng liều lượng thấp nhất có thể, ví dụ như dùng thuốc cách ngày đôi khi có thể làm giảm bớt thay đổi Cushingoid. Nếu phương pháp này không giải quyết được tình trạng sưng mặt và các triệu chứng khác, bác sĩ có thể đề nghị thử các loại phương pháp điều trị khác.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp ngăn ngừa tình trạng mặt bị sưng phù?

Khi bạn gặp tình trạng mặt bị phù tích nước, bạn cần xác định nguyên nhân tại sao mặt tự nhiên bị sưng. Nguyên nhân đó có thể là dị ứng sưng phù mặt, uống thuốc bị phù mặt, hay là mặt bị sưng khi ngủ dậy,.. Nếu tình trạng mặt bị sưng không quá nặng, sau đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:

  • Chườm lạnh để giảm sưng khi chấn thương;
  • Nâng cao đầu giường (hoặc sử dụng thêm gối) để giúp giảm sưng mặt.
  • Tránh tiếp xúc khu vực nóng với mặt bởi nhiệt độ cao sẽ khiến vùng mặt bị sưng thêm tồi tệ hơn.
  • Nếu mức độ đau không thuyên giảm, thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết, tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/05/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo