Có thể bạn quan tâm: Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Top những thực phẩm gây sảy thai cần lưu ý!
4. Tiếp xúc với hóa chất độc hại gây hư thai
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai là tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây quái thai hoặc các tác nhân được cho là gây gián đoạn sự phát triển của thai nhi. Tác nhân gây quái thai có thể là hóa chất độc hại và phóng xạ, một số bệnh nhiễm virus hay vi khuẩn, thuốc, thậm chí bao gồm cả rượu và thuốc lá.
Tiếp xúc với tác nhân gây quái thai trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau ở mỗi người. Có những người may mắn không gặp phải ảnh hưởng tiêu cực nào nhưng có trường hợp bị dị tật bẩm sinh hay sẩy thai, chết non, chết khi vừa sinh ra.
Không chỉ có người mẹ khi đang mang thai tiếp xúc với các tác nhân này mới tác động đến thai nhi. Nếu trước khi thụ thai, người đàn ông nếu từng tiếp xúc với một số tác nhân gây quái thai cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sẩy thai do tinh trùng mang nhiễm sắc thể bất thường.
Thêm vào đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây nên sẩy thai vì thuốc có nhiều thành phần có thể ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng như bé.
Một nghiên cứu phân tích năm 2006 cho thấy bằng chứng việc phơi nhiễm các tác nhân hóa học (liên quan đến nghề nghiệp) sau có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai:
- Kim loại nặng (công nhân các ngành công nghiệp nặng, nha sĩ)
- Dung môi hữu cơ (làm việc trong phòng thí nghiệm, các ngành công nghiệp và giặt khô)
- Tetrachloroethylene (công việc giặt khô)
- Glycol ether (chất bán dẫn)
- 2-Bromopropane (công nghiệp điện tử)
- Hóa dầu
- Ethylene oxid (trợ lý nha khoa)
- Khí gây mê (trong phòng phẫu thuật)
- Thuốc điều trị ung thư (bệnh viện ung bướu)
5. Hút hoặc hít phải khói thuốc lá

Trong những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, thai nhi phát triển rất nhanh và cũng rất dễ có những tổn thương di truyền do khói thuốc lá gây nên. Các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân phổ biến gây sảy thai. Khói thuốc còn có nguy cơ ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung khiến cho trứng đã được thụ tinh khó làm tổ.
Việc hút thuốc ở người cha cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây sẩy thai. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ở những người đàn ông nghiện hút thuốc có xu hướng tăng tỷ lệ bất thường trong nhiễm sắc thể ở tinh trùng. Không chỉ có thế, phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc từ môi trường sống xung quanh được xem là quá trình hút thuốc thụ động, rất nguy hiểm.
Lưu ý, thuốc lá điện tử (hay còn gọi là vaping) hay hút thuốc thụ động cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với khói thuốc nhiều nhất có thể để không làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.
6. Làm gì dễ sẩy thai? Vận động quá sức
Vận động và tập thể dục với cường độ vừa phải được xem là tốt cho phụ nữ mang thai vì có thể giảm thiểu nguy cơ tăng cân quá mức, vấn đề về lưng và giúp mẹ bầu chuẩn bị đầy đủ sức khỏe cho quá trình vượt cạn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu vận động quá mức, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ có thể dẫn đến động thai và đôi khi là sẩy thai.
Vì vậy, khi biết mình có thai, các mẹ bầu nên hạn chế vận động quá sức như chạy nhảy, khiêng vác đồ nặng hoặc tập thể dục với cường độ cao. Các mẹ bầu có thể thử các loại hình vận động nhẹ nhàng như bơi lội hoặc tập yoga nhẹ nhàng. Để có được những bài tập phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn cụ thể về những lưu ý khi tập luyện khi mang thai.
7. Những vấn đề về tâm lý
Từ lâu, người ta đã nhận ra những ảnh hưởng to lớn của tâm lý đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những đối tượng có sức khỏe yếu như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Theo một vài nghiên cứ, các hormone gây căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến tử cung của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Họ cho rằng, khi bị stress, não bộ của mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone gọi là hormone giải phóng corticotropin (CRH). Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ CRH trong máu của những phụ nữ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân thường cao hơn. CRH là một hormone do não tiết ra để phản ứng với những căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Loại hormone này cũng được sản xuất trong nhau thai và tử cung của mẹ bầu, gây kích thích co bóp tử cung trong lúc sinh. Việc sản sinh ra quá nhiều CRH có thể khiến tử cung co bóp quá mức và gây sẩy thai.
Vì vậy, mẹ bầu nên giữ cho tinh thần mình thật thoải mái để tránh tình trạng stress khi mang thai tác động xấu đến em bé trong bụng.
Trên đây là những câu trả lời cho thắc mắc “làm gì dễ bị sẩy thai” mà nhiều phụ nữ quan tâm, lo lắng. Mỗi sinh linh đang được hình thành trong bụng mẹ đều rất nhạy cảm và cần được bảo vệ khỏi các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Do đó, bạn hãy lưu ý đến những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai để từ đó phòng ngừa những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các mẹ bầu và những người sắp làm mẹ có một thai kỳ an toàn hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!