backup og meta

Phụ nữ có nên dùng gừng khi mang thai?

Phụ nữ có nên dùng gừng khi mang thai?

Gừng đã trở thành một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa qua hàng ngàn năm. Những lợi ích mà phương thuốc tuyệt vời này đem lại là rất nhiều. Tuy nhiên, cũng như các loại củ khác, gừng cũng có tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Củ gừng rất quen thuộc với chúng ta và được trồng ở khắp nơi trên đất nước. Hầu hết mọi người đều biết đến loại củ này như một gia vị ăn kèm với sushi và cũng có thể thưởng thức hương vị cay nồng của nó bằng cách uống trà. Bên cạnh đó, tác dụng trị cảm lạnh, hạ đường huyết, chống say tàu xe của loại củ này đã giúp nó được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng gừng vào buổi sáng nếu không muốn có hại cho sức khỏe.

Tác dụng tuyệt vời của gừng

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn là một phương thuốc dân gian thông thường để điều trị đau bụng và buồn nôn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tuyến nước bọt. Các nghiên cứu cho thấy việc dùng loại củ này có thể làm giảm buồn nôn và ốm nghén ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thai phụ nên cẩn trọng vì nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là khi dùng ở liều cao. Để biết thêm thông tin, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, loại củ này còn giúp giảm buồn nôn do chóng mặt vì say xe, phẫu thuật hoặc hóa trị. Trong một nghiên cứu, hơn 60% phụ nữ cảm thấy gừng làm dịu đi các cơn đau. Điều này cho thấy củ này cũng có tác dụng giảm đau và cũng có thể giúp ích cho những ai bị:

  • Bệnh thấp khớp;
  • Đau cơ và khớp;
  • Đau đầu;
  • Sưng viêm;
  • Đường huyết cao;
  • Cholesterol cao;
  • Bệnh Alzheimer;
  • Bệnh đông máu.

Tác dụng phụ của gừng

Bên cạnh những tác dụng có lợi, loại củ này cũng có một vài tác dụng phụ. Nó có thể gây ra:

  • Đầy bụng;
  • Ợ nóng;
  • Đau bụng;
  • Sưng miệng.

Liều cao − trên 5g mỗi ngày − làm tăng khả năng gây ra tác dụng phụ. Gừng đắp trên da có thể gây nổi ban. Ngoài ra, củ này cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn mắc chứng rối loạn đông máu, sử dụng gừng có thể không an toàn. Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng nếu bạn:

Nếu bạn thường xuyên uống thuốc, hãy đến bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu dùng gừng. Chúng có thể tương tác với chất chống đông máu, thuốc cho bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ginger http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-961-ginger.aspx?activeingredientid=961  Ngày truy cập 20/03/2017

Ginger uses and risks http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/ginger-uses-and-risks#1 Ngày truy cập 20/03/2017

Ginger tea side effect http://www.healthline.com/health/food-nutrition/ginger-tea-side-effects Ngày truy cập 20/03/2017

Phiên bản hiện tại

03/07/2020

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 03/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo