Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hóa và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt. Khi sỏi xuất hiện, dòng chảy của nước bọt vào miệng có thể bị tắc. Sỏi thường được gọi là sỏi ống nước bọt và chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi trung niên. Bệnh này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho các ống dẫn nước bọt bị tắc. Các tuyến dưới hàm nằm ở sàn miệng thường bị ảnh hưởng bởi sỏi. Ít gặp hơn là tình trạng sỏi ảnh hưởng đến tuyến mang tai, nằm bên trong má hoặc các tuyến nằm dưới lưỡi. Hầu hết bệnh nhân bị bệnh này có nhiều sỏi. Do sỏi ống nước bọt thường gây đau miệng, cả bác sĩ và nha sĩ đều có thể giúp chẩn đoán tình trạng này. Mặc dù tình trạng này hiếm gây ra các vấn đề nghiêm trọng và thường có thể điều trị tại nhà, nhưng bạn vẫn có thể đến bệnh viện nếu cần thiết.
Khi sỏi hình thành, không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng đạt được kích thước đủ lớn làm tắc ống, nước bọt chảy ngược lại vào tuyến, gây đau và sưng. Triệu chứng chính của sỏi ống nước bọt là đau ở mặt, miệng hoặc cổ, đặc biệt trở nên tồi tệ hơn trước hoặc trong bữa ăn. Do tuyến nước bọt sản xuất nước bọt để tạo điều kiện cho quá trình ăn, khi nước bọt không thể chảy qua một ống dẫn, nó chảy ngược lại và ở trong tuyến, gây sưng và đau.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân chính gây bệnh là khi một số chất hình thành trong nước bọt chẳng hạn như canxi phosphat và canxi cacbonat có thể kết tinh và hình thành sỏi. Kích thước của chúng có thể dao động từ vài mm đến hơn 2 cm. Khi những viên sỏi làm tắc ống dẫn nước bọt, nước bọt tích tụ trong tuyến làm cho chúng sưng lên.
Sỏi tuyến nước bọt là bệnh rất thường gặp, có thể ảnh hưởng tới mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi tuyến nước bọt, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước hết, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ khám đầu và cổ để kiểm tra các tuyến nước bọt bị sưng và sỏi ống nước bọt.
Các xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp chẩn đoán chính xác hơn vì bác sĩ có thể tìm thấy và nhìn ra các viên sỏi, kích thước và vị trí của chúng. X-quang, siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) mặt là một vài xét nghiệm hình ảnh có thể được yêu cầu.
Việc điều trị đối với sỏi ống nước bọt liên quan đến các phương pháp loại bỏ sỏi. Bác sĩ hay nha sĩ có thể đề nghị bạn hút các giọt nước chanh không đường và uống nhiều nước. Mục đích là để gia tăng sản xuất nước bọt và đẩy sỏi ra khỏi ống dẫn. Bạn cũng có thể di chuyển sỏi bằng cách sử dụng nhiệt và nhẹ nhàng mát xa khu vực bị ảnh hưởng. Các bước bạn có thể làm ở nhà gồm:
Bạn có thể hạn chế diễn tiến bệnh này bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!