backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 23/10/2022

    Mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    Nước cốt dừa được xem như một thành phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của các món ăn như bánh, xôi, chè… Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Việt Nam, nhưng do chứa hàm lượng chất béo cao, nên nước cốt dừa không phù hợp với một số đối tượng. Cũng vì điều này mà nhiều người thắc mắc “Mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không?”.

    Để biết được có bầu ăn nước cốt dừa được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không và cần lưu ý gì khi mang thai ăn nước cốt dừa, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Thành phần dinh dưỡng của nước cốt dừa

    bầu ăn nước cốt dừa được không

    Trước khi có được câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn nước cốt dừa được không, cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong nước cốt dừa.

    Nước cốt dừa có vị béo, ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng và kết cấu sánh đặc. Mặc dù là một thành phần quen thuộc trong các món ăn, nhưng không nhiều người biết được nước cốt dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

    • Chất béo: 1 cốc nước cốt dừa chứa khoảng 80g chất béo, trong đó, lượng chất béo bão hòa chiếm 50g. Ngoài ra, trong nước cốt dừa cũng chứa 626mg axit béo omega-6.
    • Axit lauric: Mặc dù là chất béo bão hòa nhưng axit lauric không làm tăng cholesterol xấu (LDL). Axit lauric có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus, giúp cơ thể chống lại bệnh tật cũng như có thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, axit lauric cũng có thể có tác dụng làm cho các mạch máu đàn hồi hơn, làm giảm nguy cơ mắc những bệnh tim mạch như bệnh tim và xơ vữa động mạch.
    • Chất xơ: Trong 100g nước cốt dừa có chứa 2,2g chất xơ, giúp thúc đẩy mức cholesterol lành mạnh cũng như phòng ngừa các bệnh tim mạch. 
    • Chất chống oxy hóa: Có bầu ăn nước cốt dừa được không nếu nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa? Chất chống oxy hóa trong nước cốt dừa giúp chống lại các gốc tự do, trì hoãn các dấu hiệu lão hóa, ngăn ngừa các tình trạng đe dọa tính mạng như bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer.
    • Vitamin: Mỗi cốc nước cốt dừa chứa một lượng lớn vitamin B giúp tăng năng lượng tế bào, 6,7mg vitamin C tốt cho hệ miễn dịch và 0,4mg vitamin E giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của tóc và da. Nước cốt dừa cũng cung cấp vitamin A và D, nhưng chỉ với một lượng nhỏ.
    • Magiê: 240g nước cốt dừa chứa ít nhất 89mg magiê, giúp cải thiện chức năng tế bào thần kinh, điều hòa nhịp tim, kiểm soát huyết áp và làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim và các bệnh tim mạch khác.
    • Sắt: Bà bầu ăn nước cốt dừa được không? Mỗi cốc nước cốt dừa cung cấp 3,93 mg sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
    • Selen: Các tuyến giáp cần selen để hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt selen có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt và rối loạn tự miễn dịch. Một cốc nước cốt dừa chứa 14,88mcg selen.
    • Kali: Nước cốt dừa chứa kali giúp tăng mức năng lượng, duy trì hoạt động của các mô cơ quan quan trọng trong cơ thể con người bao gồm tim, não và thận. 
    • Nguồn cung cấp phốt pho: Mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không? Lượng phốt pho trong nước cốt dừa rất quan trọng đối với răng và cấu trúc xương, đồng thời cũng có thể giúp cải thiện chức năng thận.
    • Calo: Một cốc nước cốt dừa chứa 553 calo, cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày dài hoạt động.

    Giải đáp thắc mắc: Mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không?

    bầu ăn nước cốt dừa được không

    Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết có bầu ăn nước cốt dừa được không hay bà bầu ăn chè có nước cốt dừa được không, hãy để Hello Bacsi giải đáp cho bạn.

    Nước cốt dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cốt dừa rất an toàn để sử dụng khi mang thai, kể cả khi dùng nước cốt dừa ăn kèm với chè, bánh hay dùng để nấu các món ăn như cà ri, xôi… Những lợi ích nổi bật khi bà bầu ăn nước cốt dừa là:

    • Bạn thắc mắc có bầu ăn nước cốt dừa được không? Đừng ngần ngại vì nước cốt dừa giúp giảm tình trạng táo bón khi mang thai. Do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai mà các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón. Hàm lượng chất xơ có trong nước cốt dừa có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa, điều chỉnh mức độ pH trong đường ruột và kiểm soát táo bón. 
    • Nước cốt dừa chứa chất béo lành mạnh có thể làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
    • Nước cốt dừa được cho là lành tính và an toàn đối với phụ nữ mang thai, miễn là bạn đảm bảo mua nước cốt dừa đóng lon đã được tiệt trùng hoặc tự làm nước cốt dừa tại nhà. 

    Mặc dù nước cốt dừa mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, nhưng nhiều người vẫn đắn đo không biết mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không? Thực chất, những giá trị dinh dưỡng và lợi ích của nước cốt dừa là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vì nước cốt dừa chứa hàm lượng chất béo quá cao, nên có thể gây khó tiêu cho những mẹ bầu đang bị ốm nghén, thậm chí là khiến cho tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Nếu ăn các món có nước cốt dừa quá nhiều hoặc quá thường xuyên, mẹ bầu có thể bị đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

    Có bầu ăn nước cốt dừa được không nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ? Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tiêu thụ nước cốt dừa một cách điều độ dựa trên mức đường huyết của bản thân và theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Như vậy, câu trả lời của vấn đề mang bầu ăn nước cốt dừa được không là mẹ bầu không cần phải kiêng ăn nước cốt dừa, nhưng nên hạn chế ăn mẹ nhé!

    Bạn có thể xem thêm:

    Bà bầu ăn vải tốt không? – 5 lợi ích của quả vải đối với bà bầu

    Mang bầu ăn nước cốt dừa được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

    bầu ăn nước cốt dừa được không

    Như vậy là bạn đã biết được mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không. Nhưng liệu, ăn nước cốt dừa khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

    Nước cốt dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của em bé. Trong đó, hàm lượng magiê trong nước cốt dừa có thể giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật khi mang thai. Các axit béo của nước cốt dừa cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển hoàn thiện của thai nhi.

    Tuy nhiên, nước cốt dừa lại không phải là một loại thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thai kỳ. Nguyên nhân là vì nước cốt dừa chứa quá nhiều chất béo có thể khiến mẹ bầu dễ bị đầy bụng, ốm nghén nặng hơn.

    Do đó, mặc dù nước cốt dừa không gây hại cho thai nhi, nhưng lại không có lợi cho cả mẹ và bé nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.

    Lưu ý cho bà bầu khi ăn nước cốt dừa

    bầu ăn nước cốt dừa được không

    Đến đây, chắc hẳn bạn đã không còn thắc mắc mẹ bầu có được ăn nước cốt dừa không. Tuy nhiên, không chỉ cần biết rõ có bầu ăn nước cốt dừa được không, bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi mang thai mà ăn nước cốt dừa:

    • Hạn chế tối đa việc ăn nước cốt dừa, nếu quá thèm, mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, giới hạn 1 cốc/lần.
    • Nên ăn nước cốt dừa vào buổi sáng vì đây là lúc cơ thể cần nạp nhiều năng lượng. Nếu ăn nước cốt dừa vào buổi tối thì phụ nữ mang thai có thể bị khó tiêu, khó ngủ.
    • Cần chọn mua nước cốt dừa đóng lon đã được tiệt trùng. Cách tốt nhất là bạn nên tự làm nước cốt dừa tại nhà và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến.
    • Nếu dùng không hết nước cốt dừa, hãy bảo quản trong hũ thủy tinh và đậy kín nắp rồi cất trong tủ lạnh.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Ăn me trong thai kỳ có tốt không? Mẹ cần chú ý những nguy cơ nào?

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được mẹ bầu ăn nước cốt dừa được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không và cần lưu ý gì khi mang thai ăn nước cốt dừa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 23/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo