Triệu chứng của bệnh cường giáp
Bạn có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng rối loạn bằng cách theo dõi các triệu chứng cường giáp sau đây:
- Tăng nồng độ của hormone tuyến giáp;
- Tăng kích thước tuyến giáp;
- Đuối sức;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Tăng nhịp tim;
- Chịu nóng nhiều hơn;
- Thay đổi vị giác;
- Choáng váng;
- Ra nhiều mồ hôi;
- Giảm thị lực;
- Tăng đường huyết;
- Khó chịu ở bụng.
Ảnh hưởng của bệnh cường giáp
Nếu không phát hiện và điều trị bệnh trong thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể bạn và cả thai nhi. Dưới đây là danh sách các vấn đề thường gặp:
- Suy tim sung huyết;
- Tăng huyết áp nặng trong tháng cuối thai kỳ;
- Sẩy thai;
- Sinh non;
- Nhẹ cân.
Nếu bạn có bất kỳ tiền sử nào của bệnh Graves, khả năng lớn là cơ thể bạn vẫn còn các kháng thể TSI (Thyroid Stimulating Immunoglobulin) trong máu, thậm chí nếu nồng độ hormone tuyến giáp của bạn đã ở mức bình thường. Các kháng thể TSI từ máu thai phụ có thể qua nhau thai và vào máu con, từ đó tấn công lên tuyến giáp, kích thích nó tiết nhiều hormone giáp hơn.
Tuy nhiên, nếu như bạn đang sử dụng thuốc kháng giáp, khả năng thai nhi bị cường giáp sẽ giảm dần do các loại thuốc này can thiệp lên nhau thai. Các vấn đề tuyến giáp của mẹ bầu dẫn đến cường giáp ở thai nhi sau này có thể làm cho trẻ bị tăng nhịp tim, dẫn đến suy tim, khớp sọ bị đóng sớm, tăng cân kém và các vấn đề về hô hấp…
Chẩn đoán cường giáp
Nền tảng chẩn đoán cường giáp ở mẹ bầu là thăm khám các triệu chứng và làm xét nghiệm máu để đo nồng độ T3 và T4. Có khoảng 3 loại xét nghiệm chính sẽ được thực hiện:
Xét nghiệm TST
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy tình trạng cường giáp, loại xét nghiệm đầu tiên mà bạn sẽ được là chính là xét nghiệm TST siêu nhạy. Nồng độ TSH dưới mức bình thường cho thấy tình trạng cường giáp. Tuy nhiên, tình trạng giảm nồng độ TSH cũng có thể xảy ra trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu.