backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung · Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 29/08/2023

    Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không?

    Mướp đắng vừa là một loại rau ăn quả vừa là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh. Cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng nên sử dụng mướp đắng. Vậy, phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng được không?

    Để biết được mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không hay sau sinh ăn khổ qua có tốt không, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng (khổ qua)

    Trước khi biết được sau sinh ăn mướp đắng được không, cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại quả này.

    Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) có tên khoa học là Momordica charantia, còn có các tên gọi khác như lương qua, cẩm lệ chi… là một loại cây thuộc họ Cucurbitaceae được biết đến bởi các tác dụng dược lý và dinh dưỡng của nó.

    Từ lâu, mướp đắng đã được biết là một loại quả có vị đắng chứa nhiều chất xơ và các vi chất dinh dưỡng khác nhau, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Những dưỡng chất trong quả mướp đắng có thể kể đến là vitamin A, vitamin C, carbohydrate, protein, lipid, khoáng chất, triterpenoids, saponin, polypeptide, avonoid, alkaloids và sterol…

  • Vitamin C: Mướp đắng là một nguồn giàu vitamin C, giúp chống lại nhiều bệnh tật, chữa lành vết thương.
  • Vitamin A: Vitamin A và beta-carotene có trong mướp đắng rất có lợi cho sức khỏe đôi mắt.
  • Chất xơ: Lượng chất xơ dồi dào của khổ qua có thể giúp giảm cân hiệu quả.
  • Chất chống oxy hóa: Mướp đắng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm catechin, epicatechin, axit chlorogenic và axit gallic.
  • Vitamin K: Mướp đắng chứa nhiều vitamin K, là một chất kháng viêm có lợi cho sức khỏe của xương.
  • Kali, magie và canxi trong mướp đắng làm giảm mức cholesterol xấu và duy trì mức cholesterol tốt.
  • Kẽm, sắt: Trong mướp đắng có folate, kẽm, sắt và kali, rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển thần kinh của thai nhi.
  • Vitamin nhóm B: Trái khổ qua cũng chứa nhiều vitamin nhóm B hỗ trợ cho các hoạt động của cơ thể.
  • Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng liệu mẹ sau sinh ăn khổ qua có tốt không và sau sinh có ăn được mướp đắng không? Mời bạn tiếp tục theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây để có được câu trả lời.

    Giải đáp: Phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng được không?

    sau sinh ăn mướp đắng được không

    Một số người cho rằng, mướp đắng chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như đã nêu ở trên thì phụ nữ sau sinh nên ăn, vì dù sao “không bổ dọc cũng bổ ngang”. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Cần hiểu rằng, có một số đối tượng không nên ăn khổ qua. Vậy, mẹ sau sinh có nằm trong danh sách này hay không? Dưới đây là đáp án cho câu hỏi “Sau sinh ăn mướp đắng được không?”.

    1. Sau sinh có được ăn mướp đắng không? Khổ qua không có lợi cho quá trình phục hồi sau sinh

    Nếu bạn đang thắc mắc sau sinh ăn được mướp đắng không, thì tốt hơn hết các mẹ mới sinh con không nên đưa mướp đắng vào thực đơn hàng ngày. Nguyên nhân là vì mặc dù mướp đắng chứa nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại không nhiều như các loại rau củ quả khác. 

    Hơn nữa, mướp đắng cũng chứa rất ít chất béo có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh, trong khi mẹ sau sinh cần bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ (hay thậm chí là dồi dào) dinh dưỡng (chất đạm, chất xơ, chất béo có lợi, vitamin và khoáng chất…). Do đó, việc ăn khổ qua không đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ sau sinh, không có lợi cho quá trình phục hồi sau sinh của các mẹ.

    2. Sau sinh ăn mướp đắng được không? Dễ gây ngộ độc

    sau sinh ăn mướp đắng được không

    Sau sinh ăn khổ qua có tốt không? Câu trả lời là “bà đẻ không nên ăn mướp đắng”. Nguyên nhân là vì theo y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, quy kinh tỳ, vị, tâm, can. Phụ nữ sau sinh cũng có thể trạng hàn do khí huyết hư tổn trong quá trình sinh đẻ. Nếu phụ nữ sau sinh ăn mướp đắng thường xuyên thì sẽ có triệu chứng lạnh bụng, nôn ói…

    Còn theo y học hiện đại, trong mướp đắng chứa các phân tử như quinine, momordica và glycoside có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Nếu mẹ sau sinh ăn phải những chất này có thể bị đau bụng, gặp các vấn đề về thị lực như hoa mắt, nhìn mờ; buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, mỏi cơ và tiết quá nhiều nước bọt.

    Ngoài ra trong hạt mướp đắng còn có chứa chất vicine có thể phá hủy các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Do đó, việc ăn mướp đắng cả hạt có thể dẫn đến thiếu máu, nhức đầu, sốt, đau bụng và hôn mê.

    3. Mẹ sau sinh ăn khổ qua được không? Bà đẻ có nguy cơ bị hạ đường huyết

    Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết sau sinh ăn canh khổ qua được không, thì nên nhớ rằng việc ăn nhiều khổ qua có thể khiến phụ nữ sau sinh bị hạ đường huyết. Nguyên nhân là vì trong trái khổ qua có các chất charantin, polypeptid-P và vicine gây ra hội chứng hạ đường huyết, làm tụt huyết áp. Những chất này cực kỳ nguy hiểm đối với những mẹ bị huyết áp thấp cơ địa. 

    Do đó, đáp án cho vấn đề sau sinh ăn mướp đắng được không là các mẹ sau sinh nên tránh xa loại rau ăn quả này, nhất là những phụ nữ bị huyết áp thấp.

    4. Sau sinh ăn mướp đắng được không? Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa

    Mẹ có biết, mướp đắng là một loại quả có tính hàn, có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa của các bà mẹ mới sinh? Vậy, sau sinh có ăn được mướp đắng không? Lời khuyên là bà đẻ nên hạn chế ăn loại quả này. 

    Việc ăn mướp đắng khi mới sinh xong có thể khiến mẹ dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa. Điều này làm tăng nguy cơ bị mất nước, giảm tiết sữa sau sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục sau sinh của các mẹ.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được sau sinh ăn mướp đắng được không.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

    Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 29/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo