backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Các loại nấm mẹ sau sinh được ăn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 17/06/2022

    Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Các loại nấm mẹ sau sinh được ăn

    Nấm là một loại thực phẩm quen thuộc đối với nhiều gia đình. Với nhiều chất dinh dưỡng, loại thực phẩm này đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, liệu mẹ sau sinh ăn nấm được không? Loại nấm nào mà phụ nữ sau sinh nên ăn?

    Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề sau sinh ăn nấm được không. Mời bạn cùng tìm hiểu! 

    Sau sinh ăn nấm được không nếu nấm có nhiều lợi ích?

    Mẹ sau sinh ăn nấm được không là thắc mắc của nhiều người. Để làm rõ vấn đề sau sinh ăn nấm được không, cùng tìm hiểu những lợi ích của nấm đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra kết luận cho vấn đề sau sinh ăn nấm được không.

    1. Sau sinh ăn nấm được không nếu nấm có nhiều chất dinh dưỡng?

    Nấm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, bao gồm: vitamin B2, B3, B5, C, D, folate, đồng, kali, selen, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ sau sinh, bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương và quá trình lão hóa.

    2. Ăn nấm giúp mẹ sau sinh tăng cường hệ miễn dịch

    Sau sinh ăn nấm được không? Nấm chứa các đặc tính chống viêm giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho mẹ sau sinh, đồng thời có công dụng kích thích các thành phần của hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn để chống lại các nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến các bệnh mãn tính

    Nghiên cứu của Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người tại Đại học Florida (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra công dụng tăng cường hệ miễn dịch này của nấm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn nấm hàng ngày, cụ thể là nấm đông cô, giúp cải thiện khả năng miễn dịch theo một cách chưa có ở bất kỳ loại dược phẩm nào hiện có. Và một loại nấm trắng thông thường cũng có thể giúp giảm viêm đáng kể. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng ăn nấm có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp.

    Phụ nữ sau sinh ăn nấm được không? Các chất dinh dưỡng đa lượng trong nấm cũng có tác dụng nâng cao sức đề kháng của mẹ sau sinh, bao gồm:

  • Selen và ergothioneine: Giúp cơ thể mẹ sau sinh tạo ra các enzym chống oxy hóa để ngăn ngừa tổn thương tế bào, từ đó duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
  • Vitamin D: Hỗ trợ sự phát triển của tế bào, tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm. 
  • Vitamin B6: Giúp cơ thể hình thành các tế bào hồng cầu, protein và ADN.
  • 3. Nấm hỗ trợ giảm cân sau sinh

    Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Nấm có kết cấu tương tự như thịt, có thể giúp mẹ sau sinh cảm thấy no sau khi ăn, nhưng lại cung cấp rất ít calo, không có chất béo và không có cholesterol. Việc ăn nấm giúp mẹ sau sinh dễ dàng kiểm soát cân nặng và hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân, lấy lại vóc dáng. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy việc tăng cường ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, cụ thể là nấm, thay vì một lượng ít các loại thực phẩm có lượng calo cao, như thịt bò xay, có thể là một phương pháp hiệu quả để giảm lượng calo và chất béo hàng ngày mà vẫn cảm thấy no. 

    Không những thế, nấm còn chứa 2 loại chất xơ là beta-glucans và chitin, giúp tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn. 

    4. Ăn nấm giúp mẹ sau sinh kiểm soát đường huyết dễ dàng

    Đối với câu hỏi sau sinh ăn nấm được không thì việc ăn nấm có thể giúp mẹ sau sinh hạn chế nguy cơ bị tăng đường huyết, rối loạn dung nạp glucose dẫn đến bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là vì nấm chứa nhiều chất xơ, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh mãn tính cũng như giúp giảm lượng đường trong máu cho những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

    5. Sau sinh ăn nấm được không nếu nấm có lợi cho sức khỏe tim mạch?

    sai sinh ăn nấm được không

    Bạn có biết natri và huyết áp cao thường đi đôi với nhau? Natri khiến cơ thể giữ lại chất lỏng dư thừa, có thể làm tăng huyết áp. Nấm có chứa một lượng lớn kali được biết là có tác dụng làm giảm tác động của natri lên cơ thể và làm giảm căng thẳng trong mạch máu. Điều này có thể giúp giảm huyết áp của mẹ sau sinh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ.

    Không những thế, hàm lượng natri trong nấm cũng rất thấp. Lượng natri này có công dụng cung cấp hương vị mặn để làm giảm nhu cầu nêm thêm muối, từ đó giữ cho mức huyết áp ổn định. Một nghiên cứu từ Viện Ẩm thực Hoa Kỳ và Đại học UC Davis (Hoa Kỳ) cho thấy rằng việc hoán đổi một nửa số thịt để thay bằng nấm trong công thức thịt bò xay truyền thống có thể duy trì hương vị trong khi giúp giảm đến 25% lượng natri.

    6. Nấm giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột của mẹ sau sinh

    Sau sinh ăn nấm được không? Hệ vi sinh vật trong ruột là quần thể các sinh vật và vi khuẩn có vai trò lớn đối với sức khỏe và tâm trạng. Một cách để giữ cho đường ruột của mẹ sau sinh khỏe mạnh là kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong không gian đó bằng prebiotic, điển hình là nấm. Nghiên cứu cho thấy polysaccharides trong nấm kích thích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh như Acidophilus và Bifidobacterium. Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Nature (tạp chí khoa học danh giá thế giới) còn cho biết, việc ăn nấm giúp thay đổi vi khuẩn đường ruột tốt hơn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh béo phì.

    7. Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Nấm thúc đẩy giảm cholesterol

    Nấm là một chất thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ vì giúp giảm thiểu calo, chất béo và cholesterol. Nghiên cứu cho thấy rằng nấm, đặc biệt là nấm đông cô, giúp giữ mức cholesterol thấp vì chứa các hợp chất ức chế sản xuất cholesterol, ngăn chặn hấp thụ cholesterol và giảm tổng lượng cholesterol trong máu của mẹ sau sinh.

    8. Nấm là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời

    Mẹ sau sinh ăn nấm được không? Rất ít thực phẩm có chứa vitamin D một cách tự nhiên, nhưng nấm là thực phẩm duy nhất cung cấp vitamin D, giúp cơ thể mẹ hấp thụ canxi để duy trì và xây dựng xương chắc khỏe. Một số loại nấm tiếp xúc với tia UV hoặc ánh sáng mặt trời có thể làm tăng lượng vitamin D như nấm bàn (nấm portabello) và nấm mỡ. 

    >>> Bạn có thể xem thêm: Nấm có tác dụng gì? Các loại nấm ăn được làm phong phú thực đơn

    Vậy, sau sinh ăn nấm được không? Từ những lợi ích trên, có thể thấy, câu trả lời cho vấn đề sau sinh ăn nấm được không là “Có”. Mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày những loại nấm phổ biến như nấm rơm, nấm đông cô, nấm mèo, nấm mỡ, nấm kim châm… và tránh ăn những loại nấm hoang dã, nhiều màu sắc để hạn chế tối đa nguy cơ bị ngộ độc.

    Một số món ngon với nấm cho phụ nữ sau sinh

    sai sinh ăn nấm được không

    Khi đã biết sau sinh ăn nấm được không, mẹ sau sinh có thể tham khảo một số món ăn được chế biến với nấm sau để tăng cường sức khỏe và nhanh chóng hồi phục sau sinh: 

    • Đối với nấm hương (nấm đông cô): Mẹ có thể làm món nấm hương xào thịt nạc. Nấm hương chứa nhiều protein và phù hợp cho mẹ sau sinh bị thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời là sự lựa chọn tốt để bổ sung vitamin B6 cho mẹ.
    • Đối với nấm rơm: Gà nấu nấm rơm là một món ăn ngon với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi sau khi sinh con của các mẹ. Nấm rơm giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ sau sinh.
    • Đối với nấm mỡ: Món ăn ngon với nấm mỡ dành cho mẹ sau sinh có thể là nấm mỡ kho nước tương, canh xà lách xoong nấm mỡ và cồi sò điệp… Nấm mỡ là nguồn cung khoáng chất kẽm tuyệt vời và chứa nhiều chất chống oxy hóa.
    • Đối với nấm mèo (mộc nhĩ): Súp gà nấm mèo, chè đậu xanh nấm mèo, bánh cuốn nhân thịt và nấm mèo, trứng chiên với nấm mèo và thịt xay… là những món ngon và bổ dưỡng mà mẹ sau sinh không nên bỏ qua. Nấm mèo chứa nhiều protid, vitamin và khoáng chất, có thể hỗ trợ ổn định huyết áp và hạn chế nguy cơ bị đông máu do nghẽn mạch.
    • Đối với nấm kim châm: Mẹ có thể tham khảo món canh kim chi nấm kim châm, thịt ba chỉ cuộn nấm kim châm áp chảo… Nấm kim châm có nhiều kali, kẽm và chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón sau sinh và kiểm soát cân nặng hiệu quả.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được sau sinh ăn nấm được không.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 17/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo