Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là băn khoăn rất thường gặp. Bởi khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, sẽ có trường hợp bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện những thay đổi về lối sống, trong khi có trường hợp lại được chỉ định dùng thuốc [1].
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc là băn khoăn rất thường gặp. Bởi khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, sẽ có trường hợp bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện những thay đổi về lối sống, trong khi có trường hợp lại được chỉ định dùng thuốc [1].
Theo Bộ Y tế, huyết áp được xem là cao nếu huyết áp tâm thu đạt trên 140mmHg và huyết áp tâm trương trên 90mmHg (khi được cán bộ y tế đo theo đúng quy trình). Nếu huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 130 – 139mmHg và huyết áp tâm trương ở khoảng 85 – 89mmHg thì được gọi là giai đoạn tiền cao huyết áp [2].
Thế nhưng, ở giai đoạn tiền cao huyết áp thì liệu có cần dùng thuốc hạ huyết áp? Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Mời bạn xem tiếp những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để phần nào có lời giải đáp cho những băn khoăn này nhé!
Khi được chẩn đoán bị tăng huyết áp, một trong những băn khoăn thường gặp đầu tiên là liệu có cần phải uống thuốc không và huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc. Thực tế, không phải trường hợp nào được chẩn đoán tăng huyết áp cũng cần phải dùng thuốc điều trị huyết áp cao. Sẽ có trường hợp bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện những thay đổi về lối sống, cố gắng duy trì các thói quen lành mạnh là đã có thể giúp huyết áp trở về mức bình thường. Thế nhưng cũng có trường hợp bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc [1].
Việc có cần dùng thuốc hay không sẽ được bác sĩ quyết định dựa vào chỉ số huyết áp cũng như nguy cơ phát triển thành các biến chứng do tăng huyết áp như đau tim hoặc đột quỵ [3]. Cụ thể, nếu:
Hiện có nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như nhóm thuốc chẹn kênh canxi, có tác dụng thư giãn và mở rộng các mạch máu đang bị thu hẹp để giúp máu dễ lưu thông và làm giảm huyết áp. Nhóm thuốc này có thể đáp ứng tốt hơn trên người lớn tuổi. Tuy nhiên, bạn nên được bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi dùng thuốc [1, 5].
Ngoài nhóm thuốc chẹn kênh canxi thì còn có 3 nhóm thuốc điều trị huyết áp cao phổ biến khác là:
Ngoài các nhóm thuốc kể trên, nếu vẫn không đạt được huyết áp mục tiêu, bác sĩ có thể kê đơn thêm một số loại thuốc khác để điều trị cao huyết áp như thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn alpha-beta, thuốc kháng aldosterone, thuốc ức chế renin hoặc thuốc giãn mạch [1, 5].
Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị huyết áp nào, lựa chọn thuốc ra sao sẽ cần được chỉ định bởi bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào các yếu tố như [1]:
Nếu sau khi dùng thuốc theo phác đồ, huyết áp vẫn không được kiểm soát hiệu quả hoặc chưa đạt được huyết áp mục tiêu, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều hoặc bổ sung một loại thuốc hạ huyết áp khác [2].
Khi dùng thuốc hạ huyết áp, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau [1]:
Khi mới bắt đầu dùng thuốc hạ huyết áp, mới dùng một loại thuốc mới hoặc khi mới tăng liều dùng, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như ho, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngứa da, mệt mỏi…[1, 6] Thông thường, khi cơ thể đã quen với việc dùng thuốc thì các tác dụng phụ này sẽ cải thiện và biến mất. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ này không biến mất và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn không nên tự ý ngưng thuốc mà hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng một loại thuốc khác hoặc giảm liều lượng [1].
Song song với việc dùng thuốc, bạn cũng đừng quên duy trì một lối sống khoa học với các thói quen lành mạnh như [2]:
Hy vọng bài viết trên đây của Hello Bacsi đã phần nào giúp bạn giải đáp được băn khoăn huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc cũng như những lưu ý khi dùng thuốc để việc điều trị đạt hiệu quả. Nếu có bất cứ băn khoăn nào khi dùng thuốc hạ huyết áp, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể.
PP-NOR-VNM-0141
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!