backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

9 Thay đổi tâm lý và cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 25/09/2022

9 Thay đổi tâm lý và cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi

tuổi già, con người ta có xu hướng thay đổi cả về tinh thần và thể chất. Đó là quy luật tự nhiên của cuộc sống. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức được nguyên nhân của những thay đổi tâm lý người cao tuổi và có những phương pháp thích nghi để sống hòa hợp với những thay đổi đó.

Hy vọng bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về thay đổi tâm lý người cao tuổi thường gặp! Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn mà người già phải đối mặt. Đồng thời, hiểu được người già cần gì sẽ giúp bạn gần gũi với ông bà cha mẹ hơn. Từ đó giúp ông bà có thể an dưỡng tuổi già thật vui vẻ. 

5 Nguyên nhân của những thay đổi tâm lý người cao tuổi

Các hệ cơ quan trên cơ thể người sẽ bị suy giảm chức năng theo thời gian. Từ đó cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần. Một số nguyên nhân thường thấy làm thay đổi tâm lý người cao tuổi bao gồm:

1. Thay đổi nội tiết tố

Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi mà bạn nên chú ý đó là những thay đổi về nội tiết. Lượng hormone nội tiết tố sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi đời của một người, đặc biệt với phụ nữ. Nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, giấc ngủ, động lực và các yếu tố tâm lý khác của người già.

Đối với phụ nữ, khi tuổi tác càng cao, lượng estrogen bị giảm lượng đáng kể trong thời kỳ mãn kinh. Estrogen có liên kết chặt chẽ với tâm trạng con người. Vấn đề mất cân bằng nội tiết tố có thể chẩn đoán qua xét nghiệm máu và có thể điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone. Tuy nhiên, với người có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc tử cung, liệu pháp thay thế hormone có thể không được khuyến nghị.

>> Đọc thêm: 9 thực phẩm tốt cho người già giúp sống khỏe sống lâu

2. Đau buồn và mất mát

Khi tuổi tác càng cao, việc thấy người thân, bạn bè ra đi khiến người cao tuổi đau buồn. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người cao tuổi. Bởi việc mất người thân, anh chị em, bạn thân khiến tâm trạng của họ sẽ dễ bị thay đổi khi cố gắng điều chỉnh cuộc sống mà không có mặt của người này.

Điều này lý giải vì sao tâm lý người cao tuổi thường dễ xúc động và tủi thân.

>> Đọc thêm: Dễ bị tổn thương ở người già: Làm sao để hạn chế?

3. Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder)

Rối loạn lưỡng cực (còn gọi là rối loạn hưng cảm) là tình trạng rối loạn tâm trạng có thể dẫn đến giai đoạn trầm cảm về sau. Sau đây là các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực:

  • Hành động lạc quan hoặc tràn đầy năng lượng bất thường 
  • Cảm giác tự tin phóng đại 
  • Không ngủ nhiều như bình thường 
  • Nói chuyện thay đổi chủ đề liên tục: Nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác trong cuộc trò chuyện 
  • Hành động liều lĩnh.

>> Xem thêm: Rối loạn lưỡng cực (bệnh hưng – trầm cảm)

tâm lý người cao tuổi

4. Suy giảm nhận thức

Alzheimer và chứng mất trí nhớ có thể có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và tính cách cho người lớn tuổi. Theo thời gian, sự suy giảm nhận thức có thể làm mất đi sự kết nối với thế giới bên ngoài. Thông thường người cao niên mắc chứng mất trí nhớ thường có dấu hiệu tức giận, kích động, lo lắng hoặc buồn bã.

5. Các vấn đề sức khỏe thế chất

Người cao tuổi phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Những cơn đau mãn tính cũng có thể gây ra sự thay đổi tâm trạng. Nếu cơn đau xuất hiện và gây khó chịu suốt cả ngày có thể khiến người già khó chịu, nhầm lẫn và bồn chồn.

>> Tham khảo thêm: 9 bệnh người già phổ biến nhất và Cách phòng ngừa


Những thay đổi tâm lý người cao tuổi

Những khó khăn mà người già phải đối mặt ngoài những vấn đề về thể chất thì chính những thay đổi tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của chính họ và những mối quan hệ xung quanh. Một số những thay đổi tâm lý người cao tuổi như: 

1. Cự tuyệt. Một số người lớn tuổi chưa chấp nhận những thay đổi về tâm tính và ngoại hình khi về già. Trong khi có một số người lớn tuổi khác có thể từ chối thừa nhận rằng những thay đổi này xảy ra trong chính họ

2. Cô đơn và buồn tủi. Dấu hiệu khi người già thấy tủi thân là gì? Người lớn tuổi có thể tự cô lập mình, đặc biệt sau khi trải qua sự mất mát nào đó trong cuộc sống. Ngoài ra, việc con cháu quá bận rộn công việc, không dành nhiều thời gian cho họ cũng sẽ khiến người cao tuổi cảm giác tủi thân vì cô đơn.

>> Đọc thêm: Người già cô đơn: Thấu hiểu nỗi buồn và cách vượt qua

3. Cảm giác bất lực. Khi những chức năng cơ thể suy giảm, một số người lớn tuổi có thể cảm thấy vô dụng, bất lực không thể tự sắp xếp cuộc sống cho mình mà phải nhờ người khác chăm sóc  

4. Thường xuyên chỉ trích và hay nghi ngờ. Một số người cao tuổi trở nên đa nghi hơn, không tin bất kỳ ai, tự cảm giác mình đang bị thao túng. Điều này có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa các các thành viên và phá vỡ sự hòa thuận trong gia đình.

5. Bảo thủ. Những người lớn tuổi khi cảm thấy mất kiểm soát, họ có thể cố gắng lấy lại quyền kiểm soát bằng cách áp đặt mọi người phải theo cách của họ. Sự bảo thủ sẽ khiến người cao tuổi khó có thể hòa thuận với thành viên khác trong gia đình.

tâm lý người cao tuổi

6. Thường nhắc về quá khứ (hoài niệm). Người lớn tuổi thường có xu hướng hoài niệm về những sự kiện đã xảy ra lúc họ còn trẻ. Những sự kiện đó có thể là chuyện vui và buồn. Người cao tuổi có thể bóp méo thực tế và giữ vững niềm tin sai lầm nào đó. Bởi họ không muốn chấp nhận sự thật về sự thay đổi của tuổi già.

7. Nghiêm khắc và dễ tức giận. Khi người lớn tuổi cảm thấy rằng họ không có quyền kiểm soát nữa, họ có thể phản ứng bằng cách thể hiện sự tức giận của mình. Việc thể hiện sự tức giận của mình đối với các thành viên trong gia đình vì họ tin rằng người thân vẫn sẽ yêu họ dù có tức giận thế nào. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

8. Hay nói nhiều. Người cao tuổi mong muốn truyền đạt lại kinh nghiệm sống cho con cháu, mong thế hệ sau không phạm những sai lầm mà họ đã trải qua nên họ luôn nói nhiều, và muốn giúp ích cho con cháu về sau.

9. Thường xuyên lo lắng. Một số người lớn tuổi khi cảm thấy mọi thứ đều không chắc chắn, họ bắt đầu có xu hướng chán nản hoặc lo lắng. Điều quan trọng là bạn nên giúp người già hiểu rằng những cảm giác này là điều tự tin và bình thường, luôn ở bên động viên họ nếu cảm xúc đó kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người già. 

>> Đọc thêm: Nhịp tim bình thường của người già bao nhiêu là ổn? Cách chăm sóc tim mạch cho người già


Làm sao để động viên và giao tiếp với người già trước những thay đổi tâm lý đó?

Người già cần gì? Để san sẻ và hiểu hơn về cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi, bạn hãy thực hành những điều sau:

  • Lắng nghe một cách thiện chí. Khoảng cách thế hệ có thể dẫn đến những mâu thuẫn, hoặc khác biệt về quan điểm. Chính vì thế, việc lắng nghe và thấu hiểu cho những suy nghĩ, góc nhìn của người lớn tuổi là điều rất quan trọng.
  • Để người già phát huy vai trò của họ trong gia đình. Nếu bạn muốn nắm bắt được tâm lý người cao tuổi, trước tiên, hãy để người già được thoải mái sống đúng với vai trò mà họ mong muốn.
  • Hãy nhẫn nại và cởi mở hơn. Những thay đổi trong đặc điểm tâm lý người cao tuổi đôi khi không nằm trong sự kiểm soát của ông bà. Tâm lý của người già còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của xã hội, tác dụng phụ của thuốc,… Vì thế, việc kiên nhẫn để hiểu hơn về người già là vô cùng quan trọng.

Cách động viên và giao tiếp với người già

Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để động viên và giao tiếp với người già, giúp họ hòa nhập và sống vui vẻ lạc quan hơn: 

  • Hỏi thăm và lắng nghe những ký ức xưa của người cao tuổi
  • Tổ chức buổi sum họp gia đình giúp họ gần gũi hơn với con cháu

tâm lý người cao tuổi

  • Luôn kiên nhẫn. Với những người cao tuổi nói nhiều, bạn cần kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện để có thể hiểu nguyện vọng và tâm tư của họ
  • Hỏi ý kiến người cao tuổi. Họ sẽ rất vui và cảm giác có ích để giúp đỡ con cháu bằng kinh nghiệm sống của mình 
  • Khéo léo khi đưa ra quan điểm. Vì khoảng cách thế hệ, nền giáo dục khác nhau nên khi đưa ra quan điểm khác với người lớn tuổi, bạn có thể khéo léo thể hiện quan điểm của mình khi nói chuyện với người cao tuổi. Để thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lớn tuổi như: ‘’con đồng ý quan điểm của ông/bà, con thấy nhiều người có suy nghĩ rằng… mà mình có thể tham khảo thêm’’.

>>> Xem thêm: 8 bí quyết chăm sóc người cao tuổi ngay cả khi bạn bận rộn

Việc chăm sóc và hỗ trợ người lớn tuổi là việc không dễ dàng, đặc biết đối với những thay đổi tâm lý người cao tuổi. Tuy nhiên việc hiểu nguyên do của những thay đổi đó sẽ giúp chúng ta thấu hiểu, đồng cảm hơn cho nỗi lòng của người lớn tuổi. Từ đó, có thể giúp người cao tuổi có cuộc sống vui vẻ, lạc quan hơn bên con cháu.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thông tin kiểm chứng bởi:

Đài Trương


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 25/09/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo