Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do phế cầu?
Bất kể ai cũng có thể bị bệnh này nhưng một số người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Độ tuổi nhất định hoặc một số tình trạng sức khỏe có thể đặt bạn vào nguy cơ bị bệnh do phế cầu.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ em bào gồm:
- Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi;
- Nơi chăm trẻ theo nhóm;
- Những người có một số bệnh (bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm HIV, bệnh tim hoặc phổi mạn tính);
- Có cấy ốc tai hoặc rò rỉ dịch não tủy (thoát chất dịch xung quanh não và tủy sống);
- Ngoài ra, một số trẻ em Mỹ da đỏ, dân Alaska và người Mỹ gốc Phi cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Một số nhà khoa học tin rằng người lớn từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao bị bệnh này. Một số người lớn trong độ tuổi 19-64 cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh, bao gồm những người:
- Bị bệnh mạn tính (bệnh phổi, tim, gan hoặc thận, hen suyễn, tiểu đường hoặc nghiện rượu);
- Có tình trạng sức khỏe làm suy yếu hệ miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư hoặc hư, cắt lách);
- Có cấy ốc tai hoặc rò rỉ dịch não tủy (thoát chất dịch xung quanh não và tủy sống);
- Những người hút thuốc lá.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm phổi do phế cầu?

Trong trường hợp bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn, nếu như bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu thì họ sẽ tiến hành lấy các mẫu dịch não tủy hoặc máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
Nếu vi khuẩn phế cầu đi kèm với bệnh lý này thì bác sĩ có thể nuôi chúng. Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm nhằm:
- Xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn;
- Xác định loại vi khuẩn cụ thể gây ra nhiễm trùng;
- Quyết định kháng sinh tốt nhất.
Đối với bệnh phế cầu khuẩn không xâm lấn như nhiễm trùng tai và xoang, quy trình chẩn đoán thường do một chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện dựa trên bệnh sử hỗ trợ chẩn đoán nhiễm trùng phế cầu và kết quả từ khám thực thể.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu?
Bệnh phế cầu được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều loại phế cầu đã trở nên đề kháng với một số kháng sinh dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng.
Điều trị kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng phế cầu xâm lấn thường bao gồm kháng sinh “phổ rộng” cho đến khi có kết quả thử nghiệm độ nhạy. Kháng sinh phổ rộng chống lại một loạt các vi khuẩn. Một khi biết được sự nhạy cảm của vi khuẩn thì bác sĩ có thể lựa chọn một loại kháng sinh có tính ức chế mạnh hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý các thuốc kháng sinh cũng có thể làm chậm lại hoặc đảo ngược bệnh nhiễm trùng phế cầu khuẩn kháng thuốc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phổi do phế cầu?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này là chích ngừa. Vắc-xin S. pneumonia giúp bảo vệ chống lại hơn 90 loại phế cầu khuẩn. Các biện pháp kiểm soát bệnh bao gồm:
- Tiêm chủng. Vắc-xin phế cầu liên hợp bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu gây ra hầu hết các bệnh nghiêm trọng ở trẻ em và người lớn;
- Kháng sinh. Do kháng sinh không phổ biến với người bị nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm phế cầu, kháng sinh phòng bệnh (phòng ngừa) không được khuyến cáo cho những ai có tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!