Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác động đến não và làm cho “con nghiện” mất kiểm soát hành động của mình. Họ có thể uống rượu dây dưa cả ngày hoặc có thể uống từng đợt, mỗi đợt họ nhâm nhi khoảng 4-5 ly trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Nghiện rượu có thể tạo nhiều áp lực lên cơ thể bạn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều quan trọng là bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình hoặc bạn bè của mình có thể có vấn đề liên quan đến rượu.
Người Việt thường hay nhậu mỗi khi ăn mừng, nhiều người có thói quen uống rượu bia mỗi ngày và không nghĩ điều đó sẽ hình thành nên chứng bệnh nghiện rượu. Một số triệu chứng thường gặp sau đây có thể giúp bạn nhận ra mình hoặc người nào đó có bị nghiện rượu hay không:
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thường xuyên có dư vị khó chịu sau khi uống rượu và mất tập trung trong công việc hoặc đời tư. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng cai rượu như ra mồ hôi, lú lẫn, bị ảo giác, mất ngủ, buồn nôn, run rẩy,…
Cũng giống như hầu hết các rối loạn tâm thần, nghiện rượu không phải chỉ có một nguyên nhân và cũng không được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Thay vào đó, bệnh do các yếu tố di truyền, tâm lý, và môi trường tạo thành.
Nghiện rượu là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Những người nghiện rượu sẽ tiếp tục uống ngay cả khi biết uống rượu gây ra những hậu quả tiêu cực đến họ, chẳng hạn như khiến họ bị mất việc, tuy nhiên lý do này vẫn chưa đủ mạnh để khiến họ ngưng uống rượu.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nghiện rượu, chẳng hạn như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến thói quen uống rượu của bạn để xem bạn có:
Thông thường không cần phải xét nghiệm để chẩn đoán nghiện rượu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan của bạn. Gan chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố trong máu. Khi bạn uống quá nhiều rượu, gan lọc rượu và các chất độc khác từ máu một cách khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến bệnh về gan và các biến chứng khác.
Điều trị nghiện rượu là một nhiệm vụ đầy thử thách đòi hỏi rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè. Cùng với hỗ trợ tinh thần, người nghiện rượu có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc. Có rất nhiều chương trình hỗ trợ giúp người bệnh điều trị chứng nghiện rượu. Hầu hết các chương trình sẽ thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1. Giải độc và loại bỏ rượu để không còn rượu trong cơ thể của bạn;
Bước 2. Cai nghiện và học các kỹ năng, hành vi mới;
Bước 3. Tư vấn cách giải quyết vấn đề cảm xúc;
Bước 4. Tham dự các nhóm hỗ trợ liên tục để ngăn ngừa tái phát và kiểm soát tiến trình thay đổi lối sống;
Bước 5. Điều trị các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần liên quan đến rượu;
Bước 6. Thuốc giúp kiểm soát nghin.
Một số loại thuốc sau đây có thể giúp hỗ trợ điều trị chứng nghiện rượu bằng cách kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm các triệu chứng cai nghiện:
Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bạn cần phải thay đổi lối sống để kiểm soát chứng nghiện rượu của bản thân, bao gồm những việc sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn về các giải pháp tốt nhất cho bạn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!