Trong cuộc sống hằng ngày, việc gặp căng thẳng là điều rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế hết mức các tình huống có thể gây căng thẳng. Theo như các nhà nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ, căng thẳng tâm lý cũng làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị cảm lạnh.
Họ cho rằng, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hormone cortisol, một hormone có liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể. Khi bạn căng thẳng, cortisol có thể trở nên kém hiệu quả trong việc điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể đối với virus cảm lạnh. Vì thế, các triệu chứng sẽ dễ dàng phát triển và biểu hiện ra bên ngoài.
Hút thuốc và hút thuốc thụ động

Sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe hệ miễn dịch nói riêng đều sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hút thuốc, dù là chủ động hay thụ động. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi hút thuốc lá là một trong các yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm các loại virus khác.
Bên cạnh đó, việc hít phải khói thuốc lá đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại có thể gây kích ứng niêm mạc hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các triệu chứng bệnh.
Trẻ em và những người sống cùng với người hút thuốc đặc biệt có nhiều khả năng mắc các bệnh hô hấp nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi. Các tình trạng này có thể là biến chứng từ cảm lạnh thông thường.
Yếu tố khiến bạn dễ bị cảm lạnh: Hệ miễn dịch suy yếu
Một yếu tố khác có thể khiến bạn dễ bị cảm lạnh hơn đó là hệ thống miễn dịch suy yếu, thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị AIDS, vừa được hóa trị liệu ung thư hoặc cấy ghép nội tạng.
Ngoài ra, các tình trạng và bệnh lý khác cũng có thể khiến hệ miễn dịch cơ thể khó chống lại bệnh tật hoặc làm trầm trọng hơn các biểu hiện cảm lạnh, trong đó có thể kể đến như quá trình mang thai, bệnh hen suyễn, bệnh tim, đái tháo đường hoặc một số bệnh liên quan đến thần kinh.
Như vậy, sau khi biết được các yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn dễ bị cảm lạnh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và giảm bớt khả năng mắc bệnh cho bản thân hay những người xung quanh. Bạn có thể thực hiện điều đó bằng cách giữ vệ sinh tốt, ngủ đủ giấc, giảm thiểu căng thẳng, ngừng hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Quan trọng nhất là nên rửa tay thường xuyên, chú ý sử dụng khăn giấy hoặc tay để che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!