backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Làm sao để hết nghẹt mũi? 15 cách trị nghẹt mũi tại nhà cực hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

Làm sao để hết nghẹt mũi? 15 cách trị nghẹt mũi tại nhà cực hiệu quả

Nghẹt mũi là tình trạng tăng tiết chất nhầy chặn đường lưu thông của không khí khiến người bệnh cảm thấy khó hít thở. Đây là tình trạng vô cùng phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân như cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng,… Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách trị nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả. 

Vậy bị nghẹt mũi phải làm sao? Làm cách nào hết nghẹt mũi nhanh chóng? Hãy để HelloBacsi giúp bạn bỏ túi 15 cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả tức thì nhé.

1. Cách trị nghẹt mũi bằng liệu pháp massage

Massage trị nghẹt mũi là cách thông mũi nghẹt tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng ngay để giảm triệu chứng khó chịu này. Một số vị trí massage quan trọng bao gồm:

Massage điểm giữa hai cung lông mày

Cách trị nghẹt mũi cấp tốc

Nhẹ nhàng massage điểm giữa lông mày trong 1 phút giúp ngăn ngừa tình trạng khô niêm mạc mũi, đồng thời điều chỉnh áp lực trong xoang trán và giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Massage xoang mũi để trị ngạt mũi

Cách trị nghẹt mũi tại nhà

Massage trị nghẹt mũi theo động tác xoa tròn hai bên cánh mũi trong 1 – 2 phút có thể giúp khai thông mũi, làm cho việc hỉ mũi diễn ra dễ dàng hơn.

Massage điểm giữa mũi và môi

Cách trị nghẹt mũi nhanh

Massage điểm giữa môi trên và mũi trong 2 – 3 phút có tác dụng hỗ trợ giảm sưng các mao mạch trong mũi, làm đường thở trở nên thông thoáng, dễ chịu.

Bạn có thể quan tâm:

2. Cách làm hết nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý

cách trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý

Cách trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp tăng độ ẩm cho xoang mũi, làm loãng dịch nhầy. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm viêm các mạch máu trong xoang mũi. Bạn nhỏ mỗi bên mũi từ 2-3 giọt sẽ giúp giảm nhanh cảm giác nghẹt mũi.

Bạn có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

3. Mẹo trị nghẹt mũi cấp tốc bằng cách rửa mũi

Cách hết sổ mũi nhanh nhất là rửa mũi bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Bạn nên rửa bằng dụng cụ chuyên dụng theo cách như sau:

  • Đứng trước bồn rửa mặt, đặt vòi của bình rửa mũi vào 1 bên lỗ mũi, bơm hoặc nghiêng đầu cho đến khi nước chảy vào mũi.
  • Nước đi vào lỗ mũi bên này sẽ chảy qua lỗ mũi bên kia, cuốn theo chất nhầy ra ngoài.
  • Thực hiện việc rửa mũi trong khoảng 1 phút và đổi bên.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua dụng cụ rửa mũi tại nhà thuốc hay đặt mua online trên các trang bán hàng trực tuyến. 

Đây là cách trị nghẹt mũi cho người lớn nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên phụ huynh cần hết sức cẩn thận khi rửa mũi cho trẻ nhỏ vì có thể khiến trẻ bị sặc hoặc chảy vào tai dẫn đến viêm tai giữa.

4. Cách làm hết nghẹt mũi bằng tắm nước ấm

Một cách trị nghẹt mũi cấp tốc tại nhà cực đơn giản mà bạn không thể bỏ qua là tắm nước ấm. Việc hít thở hơi nước ấm trong nhà tắm giúp dịch nhầy trong xoang mũi lỏng ra và giảm sưng do viêm. Do đó, nếu bị nghẹt mũi khó thở hoặc nghẹt mũi sổ mũi, bạn nên tắm nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình thư giãn trong bồn tắm với nước ấm.

5. Cách hết nghẹt mũi ngay lập tức bằng liệu pháp xông hơi

cách trị nghẹt mũi bằng phương pháp xông hơi

Tương tự như tắm nước ấm, bạn cũng có thể thực hiện cách chữa ngạt mũi hiệu quả bằng các bước xông hơi như sau:

  • Chuẩn bị một thau nhỏ chứa nước nóng, có thể cho thêm tinh dầu sả hoặc oải hương để có mùi hương dễ chịu.
  • Lấy một cái khăn to trùm kín đầu để hơi nước trong thau bốc lên trong khoảng 10 phút
  • Lặp lại 2 – 3 lần/tuần để điều trị ngạt mũi.

Xông hơi là một mẹo chữa sổ mũi cho người lớn nhanh chóng nhưng điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa nghẹt mũi này là bạn cần giữ khoảng cách an toàn giữa mặt và thau nước nóng để tránh bị bỏng.

6. Cách trị nghẹt mũi với khăn hoặc gạc ấm 

cách trị nghẹt mũi bằng khăn ấm

Đây là một trong những cách làm giảm nghẹt mũi tại nhà thường được áp dụng cho trẻ nhỏ để thay thế cho phương pháp xông hơi. Chữa nghẹt mũi với chiếc khăn ấm chườm lên mũi sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, nó cũng làm giảm tình trạng viêm sưng trong lỗ mũi. Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Nhúng khăn (hoặc gạc) sạch vào thau nước nóng, sau đó vắt khô khăn
  • Gấp khăn lại làm đôi và đắp lên sống mũi
  • Khi khăn nguội, nhúng lại vào thau nước nóng và lặp lại thao tác 3 – 4 lần
  • Thực hiện đắp khăn mỗi ngày để cải thiện triệu chứng

Khi pha nước nóng, bạn có thể nhỏ 1 vài giọt tinh dầu yêu thích như tinh dầu sả, tinh dầu cam, tinh dầu hoa oải hương vào để giúp cơ thể thư giãn và dễ chịu hơn khi đắp khăn.

7. Cách trị nghẹt mũi: Sử dụng máy tạo độ ẩm

cách trị nghẹt mũi bằng máy xông hơi

Tư thế nằm khiến việc loại bỏ chất nhầy khỏi đường thở khó khăn, do đó rất nhiều người gặp tình trạng nghẹt mũi khi ngủ. Trong trường hợp này bị nghẹt mũi phải làm sao? Một trong những cách khắc phục là sử dụng máy tạo độ ẩm. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí về mức hợp lý nhất, từ đó đem lại những lợi ích hô hấp như:

  • Làm dịu các mô bị kích thích, các mạch máu bị sưng trong mũi và xoang
  • Gián tiếp làm loãng chất nhầy trong xoang mũi, giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng hơn
  • Hỗ trợ hoạt động hít thở bình thường của khoang mũi.

Cách hết nghẹt mũi khi nằm ngay lập tức này có thể tăng hiệu quả hơn nếu bạn cho thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, dầu khuynh diệp vào máy để khuếch tán vào không khí.

8. Cách chữa ngạt mũi là hãy uống nhiều nước!

Uống đủ nước khi bị nghẹt 1 bên mũi hay nghẹt mũi cả 2 bên giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp chúng thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, bổ sung nước còn làm giảm áp lực trong xoang, giúp giảm viêm và kích ứng mũi.

Các loại thức uống nên dùng khi bị nghẹt mũi là nước lọc, nước trái cây và nước ép rau củ. 

9. Cách trị nghẹt mũi ở người lớn nhanh chóng bằng trà gừng

cách trị nghẹt mũi bằng trà gừng

Bị nghẹt 1 bên mũi phải làm sao? Bạn có thể dùng gừng để chữa ngạt mũi bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, mẹo chữa nghẹt mũi nhanh và đơn giản nhất là uống trà gừng mật ong. Cách thực hiện như sau:

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch vỏ và thái lát nhỏ rồi cho vào một cốc nước nóng
  • Đợi khoảng 15 phút cho đến khi nước trong cốc chuyển màu vàng (khoảng 15 phút) và nguội bớt
  • Thêm 2 muỗng cà phê mật ong vào cốc, khuấy đều rồi thưởng thức khi còn càng ấm càng tốt.

10. Cách trị nghẹt mũi bằng nước chanh

Uống nước chanh nóng pha mật ong là một cách hết nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, có tác dụng giảm viêm và giảm đau họng. Có một số bằng chứng cho thấy mật ong giúp làm giảm nghẹt mũi, giảm ho ở người bệnh viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, chanh còn chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng, giúp bạn sớm khỏi nếu bị nghẹt mũi do bệnh virus gây ra (cảm cúm, Covid 19,…).

11. Cách chữa ngạt mũi bằng tỏi

cách trị nghẹt mũi bằng tỏi

Với hàm lượng allicin và scordinin dồi dào, tỏi thường xuyên được sử dụng để trị cảm cúm, qua đó gián tiếp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi khi bị cúm. Một số mẹo chữa nghẹt mũi bằng tỏi mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Tỏi và mật ong: Lấy 2 nhánh tỏi tươi, giã nát rồi trộn với mật ong và dùng trực tiếp
  • Chế biến món ăn với tỏi: Rau xào tỏi, tôm tươi hấp tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…

Bạn có thể quan tâm:

12. Dùng baking soda trị nghẹt mũi cấp tốc

cách trị nghẹt mũi bằng banking soda

Baking soda có đặc tính sát khuẩn cao nên có thể được dùng để điều trị nhiễm trùng, từ đó giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi do các bệnh nhiễm khuẩn gây ra. Mẹo trị sổ mũi cho người lớn bằng baking soda được thực hiện như sau:

  • Cho 3g muối và 1g baking soda vào 240ml nước ấm
  • Khuấy đều hỗn hợp rồi cho vào bình xịt
  • Xịt vào mũi như khi dùng bình xịt nước muối sinh lý
  • Dùng 2 ngón tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để dung dịch thấm đều vào bên trong
  • Xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ chất dịch nhầy ra ngoài.
  • Thực hiện trong vòng 2 – 3 ngày để giảm nghẹt mũi nhanh nhất

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể gây ra tác dụng ngược, khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

13. Cách chữa ngạt mũi với ớt cayenne

Dùng các món ăn có chứa ớt cayenne có thể giúp giảm chất nhầy trong mũi hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp giảm đau họng và ngăn ngừa tình trạng chảy dịch mũi sau.

14. Cách trị nghẹt mũi bằng thuốc thông mũi

cách trị nghẹt mũi bằng thuốc làm thông mũi

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi là do kích ứng thì việc dùng thuốc trị nghẹt mũi (thuốc thông mũi) có thể giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Thuốc thông mũi có 2 dạng gồm:

  • Thuốc dạng xịt: oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex)
  • Thuốc viên: pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest)

Bạn có thể hỏi mua một số loại thuốc thông mũi thông thường tại các nhà thuốc. Bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Hãy lưu ý rằng sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày có thể gây tác dụng ngược, khiến tình trạng tồi tệ hơn, vì vậy đừng lạm dụng nhé!

15. Sử dụng thuốc chống dị ứng trị nghẹt mũi

Nếu nguyên nhân gây nghẹt mũi, sổ mũi là do dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin H1 hoặc thuốc chống dị ứng. Cả hai loại thuốc điều trị nghẹt mũi này đều có tác dụng giảm sưng trong đường mũi, giúp làm hết nghẹt mũi. Các loại thuốc kết hợp có chứa cả thành phần kháng histamin và thông mũi có thể làm giảm áp lực xoang và sưng do phản ứng dị ứng.

Lưu ý

Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Điều này giúp bạn tránh các tương tác và tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần lưu ý thêm rằng việc sử dụng thuốc kháng histamine có thể khiến bạn buồn ngủ. Do đó, bạn chỉ sử dụng loại thuốc này khi không làm việc, lái xe…

Trên đây là 15 cách trị nghẹt mũi cấp tốc mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng bạn đã biết được nghẹt mũi phải làm sao và giải quyết nhanh chóng triệu chứng này. Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo