Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm phế quản mạn tính, chẳng hạn như:
- Hút thuốc lá. Những người hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc có nguy cơ cao hơn mắc cả hai bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính;
- Sức đề kháng thấp. Đây có thể là hậu quả của một bệnh cấp tính, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc một tình trạng mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị nhiễm bệnh;
- Tiếp xúc với chất gây kích ứng phổi. Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản tăng cao nếu bạn làm việc trong một môi trường có các chất kích thích phổi, chẳng hạn như ngũ cốc, vải dệt hoặc tiếp xúc với hơi hóa chất;
- Trào ngược dạ dày. Ợ nóng do trào ngược lặp đi lặp lại có thể gây kích thích cổ họng và dễ dẫn đến bệnh viêm phế quản.
- Tuổi. Hầu hết những người bị viêm phế quản mãn tính thường từ 40 tuổi trở lên.
- Di truyền. Điều này bao gồm sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin, là một tình trạng di truyền. Ngoài ra, những người hút thuốc bị viêm phế quản mãn tính có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu họ có tiền sử gia đình mắc COPD.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phế quản mạn tính?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe thật rõ phổi khi thở. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị:
- Chụp X-quang. Phương pháp này có thể giúp xác định xem bạn có bị viêm phổi hay một tình trạng khác gây ra cơn ho không, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có thói quen hút thuốc;
- Xét nghiệm đờm. Cuộc xét nghiệm này kiểm tra xem liệu bạn có bị bệnh ho gà hoặc các bệnh khác có thể điều trị bằng kháng sinh hay không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra để tìm các dấu hiệu dị ứng;
- Kiểm tra chức năng phổi. Cuộc xét nghiệm này xác định xem bạn có các dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc bệnh khí phế thũng hay không.
Điều trị viêm phế quản mạn tính

Tùy vào tình trạng bệnh mà các cách chữa viêm phế quản mạn tính sẽ khác nhau, bao gồm:
- Bỏ hút thuốc và tránh xa khói thuốc, cũng như các chất gây kích ứng phổi khác
- Dùng thuốc qua đường uống để mở đường thở và giúp loại bỏ chất nhầy
- Dùng thuốc dạng hít, chẳng hạn như thuốc giãn phế quản và steroid
- Liệu pháp bổ sung oxy từ các thùng chứa di động
- Phẫu thuật thu nhỏ phổi để loại bỏ các vùng phổi bị tổn thương
- Ghép phổi, trong một số trường hợp hiếm hoi
- Làm ẩm không khí
- Phục hồi chức năng phổi bao gồm các bài tập thể dục, chế độ ăn uống để giúp bạn học cách sống chung với các vấn đề về hô hấp và duy trì hoạt động thể chất.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm phế quản mạn tính?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích, không khí ô nhiễm. Không hút thuốc và hãy mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu đang phải tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như sơn hoặc chất tẩy rửa có mùi nồng;
- Sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí ẩm, ấm giúp làm giảm tình trạng ho và làm lỏng dịch đàm trong đường hô hấp và bạn phải làm sạch máy này theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm trong môi trường chứa nước;
- Cân nhắc việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Nếu không khí lạnh làm trầm trọng thêm cơn ho và gây ra khó thở thì bạn hãy đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!