backup og meta

Chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn với 6 cách cực kỳ hiệu nghiệm

Chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn với 6 cách cực kỳ hiệu nghiệm

Để chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định nguyên nhân gây ho. Bên cạnh đó, việc vệ sinh đường hô hấp, thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt cũng rất quan trọng để tránh cơn ho kéo dài.

Vậy, đâu là các cách trị ho lâu ngày không khỏi? Cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu các cách chữa ho khan và ho có đờm lâu ngày ở người lớn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Ho lâu ngày không khỏi là gì?

Ho lâu ngày không khỏi là cơn ho bán cấp tính từ 3-8 tuần hoặc ho mạn tính kéo dài từ 8 tuần trở lên, đôi khi vài tháng và thậm chí tới cả năm.

Nguyên nhân ho lâu ngày bao gồm:

6 cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn

1. Dùng thuốc trị ho lâu ngày

Ho lâu ngày không khỏi uống thuốc gì?

Thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine nếu ho do chảy dịch mũi sau

Dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, khiến nó tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Chất nhầy loãng chảy xuống cổ họng, gây kích thích các dây thần kinh ở vòm họng, dẫn đến chứng ho kéo dài.

Nếu chảy nước mũi sau là nguyên dẫn đến chứng ho lâu ngày không khỏi thì bạn nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Những loại thuốc này nói chung là an toàn, đảm bảo hiệu quả giảm chảy nước mũi sau, ngăn chặn cơn ho kéo dài. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Thuốc thông mũi khiến tim đập nhanh và khó chịu, gây khó tiểu cho nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính.
  • Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, tăng nhãn áp cấp tính.

Thuốc corticosteroid dạng hít nếu do hen suyễn

chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn bằng thuốc

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh hen suyễn gây ra cơn ho khan dai dẳng xảy ra suốt ngày đêm, nhưng có thể nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt là rạng sáng. Người bệnh chỉ cần tiếp xúc với chất gây dị ứng, bụi hoặc không khí lạnh, tập thể dục là đã bị ho.

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn có liên quan đến bệnh hen suyễn là thuốc corticosteroid dạng hít do bác sĩ kê đơn, chẳng hạn như fluticasone, triamcinolone hoặc budesonide để giúp giảm viêm và thông thoáng đường thở.

Thuốc giãn phế quản dùng cho người ho lâu ngày do hen

  • Thuốc giãn phế quản dạng xịt tác dụng ngắn như albuterol, salbutamol thường được kê đơn cho tình trạng hen suyễn gây ho mạn tính.
  • Thuốc xịt giãn phế quản tác dụng kéo dài bambuterol, formoterol có thể hiệu quả cho những người bị ho dai dẳng do bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giãn phế quản cần có sự đồng ý, và theo dõi sát bởi các bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp.

Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn do nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh

Nếu tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi, viêm xoang hoặc viêm phế quản (xảy ra do vi khuẩn, nấm hoặc mycobacteria) là nguyên nhân gây ho mạn tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.

Thuốc ức chế bơm proton điều trị ho do trào ngược

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày di chuyển ngược dòng lên thực quản thay vì xuống ruột. Axit này có thể kích thích dây thần kinh trong thực quản, gây phản xạ ho tự nhiên. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi ở người lớn.

Nếu ho do trào ngược axit trong thực quản liên tục sau khoảng một tuần, bạn có thể cần dùng thuốc kháng histamin nhóm H2 như cimetidine, famotidine, hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole lansoprazole. Ngoài ra, nếu trào ngược nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phối hợp nhiều loại. 

Điều chỉnh việc dùng thuốc ức chế men chuyển theo chỉ định của bác sĩ

Một trong những tác dụng phụ của việc dùng thuốc ức chế men chuyển (ACE) để điều trị tăng huyết áp và suy tim là gây chứng ho lâu ngày không khỏi. Cơn ho khan bắt đầu sau 3 tuần hoặc muộn nhất là 1 năm kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

Nếu chỉ bị ho nhẹ, bệnh nhân có thể tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên, cách duy nhất để trị ho lâu ngày không khỏi ở người lớn do thuốc ức chế men chuyển gây ra là chuyển sang một loại thuốc hạ huyết áp khác.

2. Cách trị ho lâu ngày với thuốc giảm ho

  • Thuốc giảm ho, điển hình như dextromethorphan, bromhexin, acetyl cystein… có thể ức chế ho một phần giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn.
  • Codein cũng là một hoạt chất điều trị ho mạnh nhưng có thể gây nghiện nên chỉ được dùng với trường hợp ho nặng và do bác sĩ chỉ định.
  • Bạn có thể dùng thêm một số thuốc ngậm ho, chúng chứa các loại tinh dầu khác nhau, mật ong, hoặc chất gây tê tại chỗ.

3. Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn bằng thảo dược

chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn bằng thảo dược

Một số bài thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn bằng thảo dược an toàn, lành tính sau đây bạn có thể áp dụng:

  • Mật ong: Ngậm một thìa mật ong cho trôi dần xuống cổ họng.
  • Sôcôla đen: Các nghiên cứu cho thấy chất theobromine có trong sôcôla sẽ ức chế hoạt động của dây thần kinh phế vị, là nguyên nhân gây ho.
  • Bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà: Giúp làm lỏng chất nhầy trong phổi, diệt vi khuẩn, làm dịu cổ họng và giảm cơn ho kéo dài. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc dùng viên kẹo ngậm trị ho chứa tinh chất bạc hà.
  • Nghệ: Nghệ giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa. Nếu trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây ho mãn tính, bạn có thể cân nhắc dùng nghệ.

4. Cách trị ho lâu ngày ở người lớn đơn giản là làm sạch mũi miệng

Nếu cơn ho kéo dài đi kèm với dịch mũi, bạn nên làm sạch mũi miệng thường xuyên bằng cách:

  • Hít hơi nước từ chậu nước nóng trước mặt để làm thông mũi
  • Súc miệng bằng nước muối ấm để hỗ trợ loại bỏ chất nhầy
  • Rửa mũi bằng nước muối pha loãng thường xuyên để làm sạch các dịch tiết khó chịu.

5. Chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn thông qua chế độ ăn

Trong chế độ ăn uống, bạn nên:

  • Bổ sung chất lỏng ấm, chẳng hạn như nước lọc, trà hoặc nước trái cây để làm loãng chất nhầy trong cổ họng, góp phần làm giảm cơn ho.
  • Tránh một số loại thực phẩm có thể gây trào ngược dạ dày thực quản như đồ cay, đồ chua, lên men…
  • Tránh uống rượu bia
  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn và không nằm ​​xuống ngay sau khi ăn, ăn trước khi ngủ ít nhất 2h
  • Kê cao đầu giường khi ngủ để giữ cho dịch trong dạ dày không bị trào ngược vào ban đêm
  • Ăn trái cây và thực phẩm có chứa chất xơ bởi nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp giữa chất xơ và flavonoid có trong trái cây có thể ngăn ngừa tình trạng ho mãn tính.

6. Tránh khói thuốc lá để chữa ho khan lâu ngày không khỏi ở người lớn

Như đã nói ở trên, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ho lâu ngày không khỏi ở người lớn. Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc có chứa các chất độc hại lâu ngày sẽ gây kích ứng phổi, dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như viêm phế quản, khí phế thũng, viêm phổi và thậm chí là ung thư phổi.

Vì vậy, nếu bạn hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Nếu không hút thuốc, đừng bắt đầu thói quen này và tránh xa khói thuốc lá.

Ho lâu ngày làm gián đoạn giấc ngủ, gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, choáng váng; nặng hơn là nôn mửa, tiểu són, thậm chí gây gãy xương sườn. Đây là lý do tại sao bạn nên đi khám bác sĩ và thực hiện các cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn càng sớm càng tốt.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chronic cough. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-cough/diagnosis-treatment/drc-20351580. Ngày truy cập: 13/03/2023

That nagging cough. https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/that-nagging-cough. Ngày truy cập: 13/03/2023

Chronic cough. https://gaapp.org/related-conditions/chronic-cough/. Ngày truy cập: 13/03/2023

Chronic cough. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15048-chronic-cough-overview. Ngày truy cập: 13/03/2023

Chronic Cough. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/chronic-cough. Ngày truy cập: 13/03/2023

Recommendations for the management of cough in adults. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2080754/. Ngày truy cập: 13/03/2023

Phiên bản hiện tại

16/04/2024

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Ho mạn tính

Thuốc trị ho khan và những lưu ý khi sử dụng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 16/04/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo