- Cơ thể mệt mỏi, không thoải mái sau khi tỉnh dậy
- Giấc mơ kéo dài đến sáng, tỉnh giấc giữa đêm và sau đó khó tiếp tục ngủ lại
- Gián đoạn giấc mơ do bất cứ nguyên nhân gì cũng đem lại cảm giác mệt mỏi và uể oải khi thức dậy
- Tâm lý bị khủng hoảng, lo lắng
- Ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống
- Trong quá trình khủng hoảng tâm lý thì bạn liên tục bắt gặp những giấc mơ hãi hùng, ác mộng. Do đó khi thức dậy sẽ cảm thấy cực kỳ mệt mỏi và lo lắng.
Ngủ nằm mơ thường xuyên, ngày nào cũng mơ có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến bạn mệt mỏi, uể oải, cáu gắt, khó chịu,.. ảnh hưởng đến hoạt động công việc và cuộc sống.
Cách hạn chế ngủ mơ thường xuyên
Để giảm bớt tần suất ngủ mơ thường xuyên, bạn có thể nghiên cứu 1 số phương thức sau đây:
Giảm thiểu căng thẳng, áp lực trước khi ngủ
Bạn cần chú ý không nên vận động quá sức hay thực hiện các bài tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ để đảm bảo giấc ngủ một cách trọn vẹn. Ngoài ra, bạn vẫn nên chuẩn bị yếu tố tâm lý, thư giãn đầu óc bằng các bản nhạc nhẹ hoặc thử tô màu, vẽ tranh, đọc sách trước khi ngủ hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn. Tuyệt đối tránh xa các bộ phim kinh dị vì sẽ khiến bạn dễ bị ám ảnh bởi các hình ảnh ghê sợ và dần hình thành trong giấc mơ về sau.
Tạo không gian ngủ thật thoải mái, sạch sẽ và yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn có thể làm bạn thức giấc giữa đêm, tránh bật đèn quá sáng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Bạn cần đảm bảo tuân thủ ăn uống điều độ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe hoặc có thể tập các bài thể dục nhẹ trước khi ngủ. Trong đó, việc đi bộ trước lúc ngủ cũng giúp thư giãn đầu óc và lưu thông khí huyết hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lạm dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như: sử dụng rượu, chè, cà phê, thuốc ngủ,… vì chúng sẽ khiến cho giấc ngủ của bạn chập chờn và dễ gặp ác mộng.
Điều quan trọng khác mà bạn cần phải nhớ là không nên để bụng đói hoặc ăn quá no trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn chỉ nên ăn 1 lượng thức ăn nhỏ đủ no để không gây cảm giác khó ngủ hay tích lũy mỡ thừa trong cơ thể, từ đó khiến cho bạn dễ tăng cân.
Chỉnh các tư thế ngủ để hạn chế ngủ mơ thường xuyên
Các tư thế ngủ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm bớt tình trạng ngủ mơ. Bạn không nên đặt tay lên trước ngực, đặc biệt là phần tim bởi vì tư thế ngủ đó sẽ khiến cho tim bị chèn ép. Lúc này thì tim sẽ bị co bóp chậm lại làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não.

Khi ngủ, bạn có thể lựa chọn tư thế nằm ngủ ngửa người hoặc nằm nghiêng sang 1 bên nếu muốn. Tuy vậy nhưng bạn vẫn không nên ép mình vào 1 tư thế cố định vì sẽ tạo căng thẳng lên cho cơ thể bạn. Do đó bạn có thể lựa chọn cho mình 1 vài tư thế ngủ quen thuộc miễn là bạn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn mỗi khi thức dậy.
>>> Bạn có thể quan tâm: Nói mớ khi ngủ có đáng lo? Nguyên nhân và cách trị hiệu quả
Chú ý đến thời lượng giấc ngủ
Trung bình thì bạn chỉ nên ngủ từ 7h-8h/ngày, không nên ngủ quá mức vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rằng thời lượng ngủ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn cần phải tự cân chỉnh thời gian ngủ sao cho hợp lý nhất với bản thân để cảm thấy thật thoải mái và dễ chịu. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe thể lực và tăng cường trí lực để đảm bảo được thời gian làm việc hiệu quả và tránh tình trạng ngủ mơ thường xuyên.
Ngủ mơ là một hoạt động tâm thần của con người trong quá trình ngủ và đây là 1 hiện tượng hoàn toàn bình thường của mỗi người để phản ánh những nhu cầu, mong muốn khi còn nhận thức. Tuy nhiên nếu tình trạng này liên tục kéo dài, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ngủ li bì thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!