backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Ngủ sớm có tác dụng gì? 5 lợi ích đã được chứng minh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 24/10/2023

Ngủ sớm có tác dụng gì? 5 lợi ích đã được chứng minh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức khuya ở mọi độ tuổi. Việc ngủ muộn mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Ngược lại, ngủ sớm giúp bảo vệ sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Mời bạn tìm hiểu ngay chủ đề: Ngủ sớm có tác dụng gì? 

Thế nào là ngủ sớm? Bạn nên đi ngủ lúc mấy giờ? Không có khuyến cáo cụ thể đối với giờ đi ngủ cụ thể cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, thời gian đi ngủ lý tưởng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và giờ thức dậy. Đối với người trưởng thành cần thức dậy trước 8 giờ sáng, tốt nhất bạn nên đi ngủ trước 10 giờ 45 phút mỗi tối.

>> Đọc ngay: Ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ em và người lớn khác nhau!

Ngủ sớm có tác dụng gì?

Thông thường, người trưởng thành trung bình cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, nhiều người không ngủ đủ giấc. Đặc biệt, nếu như bạn cần bắt đầu ngày mới vào sáng sớm, tình trạng thức khuya dậy sớm kéo dài sẽ dẫn đến thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

>> Gợi ý cho bạn: Chứng ngủ li bì là gì mà luôn khiến bạn mệt mỏi kể cả khi không thiếu ngủ?

ngủ sớm có tác dụng gì

Ngủ sớm có tác dụng gì? Ngủ sớm không chỉ có tác dụng giúp bạn ngủ đủ giấc. Thực tế, việc hình thành thói quen ngủ sớm đều đặn còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Cải thiện trí nhớ
  • Tái tạo da
  • Giảm căng thẳng
  • Giảm cân lành mạnh
  • Ngăn ngừa bệnh mãn tính

1. Đi ngủ sớm có tác dụng gì đối với trí nhớ?

Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện trí nhớ. Theo nghiên cứu năm 2012, ngủ đủ và ngủ sâu giúp củng cố trí nhớ. 

Thiếu ngủ do thức khuya dậy sớm sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung. Từ đó tác động xấu đến trí nhớ và việc xử lý thông tin.

>> Đọc thêm: Từ bỏ ngay thói quen ngủ bù để tránh bị suy giảm trí nhớ

2. Ngủ sớm có tác dụng gì cho da?

Ngủ sớm và ngủ đủ là một trong những yếu tố cần để cơ thể phục hồi và tái tạo làn da mỗi đêm. Bên cạnh việc chăm sóc da bằng mỹ phẩm và ăn uống lành mạnh, giấc ngủ là phần không thể thiếu để làn da tươi trẻ hơn.

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, ngủ không đủ giấc có thể khiến lộ rõ quầng thâm mắt và sưng da. Ngoài ra, thức khuya còn làm giảm lượng máu lưu thông đến da mặt giảm, khiến cho làn da nhợt nhạt và sẫm màu.

3. Đi ngủ sớm có tác dụng gì đến tâm lý?

ngủ sớm có tác dụng gì đối với tâm lý

Giấc ngủ chất lượng là một trong những cách hữu hiệu để ngăn chặn và cải thiện chứng lo âu và trầm cảm. Khi bạn đi ngủ sớm, cơ thể và bộ não sẽ có đủ thời gian để thư giãn.

Theo nghiên cứu năm 2021, những người thức khuya có suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại cao hơn so với người đi ngủ sớm. Ngoài ra, thiếu ngủ do thức khuya dậy sớm cũng có thể làm gia tăng những suy nghĩ bi quan và căng thẳng.

4. Ngủ sớm có tác dụng gì với con gái?

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng! Trên thực tế, nếu như thiếu ngủ do thức khuya dậy sớm, bạn sẽ khó có thể tập trung giảm cân. Nguyên nhân là vì bạn sẽ dễ ăn khuya và không có đủ năng lượng để tập thể dục, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Nghiên cứu năm 2013 từ Đại học California, Berkeley cho thấy việc thức khuya có thể dẫn đến ăn uống vô độ. Đặc biệt, đêm mất ngủ thường làm tăng cảm giác thèm thức ăn nhanh cao hơn bình thường.

>> Đọc ngay: Cách chọn tư thế ngủ đúng có lợi cho sức khỏe bạn đã biết?

5. Ngủ sớm có tác dụng gì đối với sức khỏe tổng quát?

Hạn chế thức khuya dậy sớm có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như:

  • Tiểu đường
  • Đột quỵ
  • Huyết áp cao

Ngủ sớm giúp đảm bảo thời lượng ngủ đủ dài để cơ thể nghỉ ngơi, từ đó giúp mạch máu, tim và não khỏe mạnh hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Gừng có trị mất ngủ không? 3 cách chữa mất ngủ bằng gừng

Ngủ muộn nhưng ngủ đủ giấc có sao không?

ngủ sớm có tác dụng gì

Bên cạnh thắc mắc ngủ sớm có tác dụng gì, không ít người băn khoăn rằng: “Ngủ trễ, dậy trễ có sao không?”. Theo khuyến nghị, người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7-9 giờ vào mỗi đêm. 

Nhiều người vẫn ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, song giờ đi ngủ và thức giấc thường trễ hơn. Tuy nhiên, thói quen này không được khuyến khích vì những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn. Một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra những người ngủ trễ do làm việc ca đêm phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn đồng hồ sinh học và tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Tác hại của thói quen này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, nhịp sinh học cá nhân, tần suất và mức độ thức khuya,…

Bí quyết tập thói quen ngủ sớm

Nếu bạn lo lắng việc thức khuya dậy trễ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn và điều trị chuyên môn. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp ngủ sớm sau đây.

1. Hình thành những thói quen đều đặn trước khi ngủ khoảng 30 phút để cơ thể quen dần với thời gian đi ngủ mới. Một số thói quen lành mạnh để đi ngủ sớm mà bạn có thể thử bao gồm:

  • Tắm nước ấm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạ nhiệt độ cơ thể giúp bạn ngủ nhanh và ngủ ngon hơn.
  • Thiền định hoặc tập yoga. Cách hoạt động này có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Nghe nhạc. Âm nhạc nhẹ nhàng hoặc êm dịu cũng có thể giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.

2. Tránh xa ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, laptop,… Nguyên nhân là vì ánh sáng xanh có thể ngăn chặn cơ thể sản xuất melatonin, hormone gây buồn ngủ.

3. Tránh uống caffein và giấc ngủ ngắn sau 4 giờ chiều để hình thành thói quen ngủ sớm.

4. Tạo môi trường phòng ngủ lý tưởng có thể giúp bạn ngủ sớm hơn. Không gian thoải mái để ngủ nên đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Ánh sáng dịu nhẹ
  • Nhiệt độ mát mẻ
  • Hạn chế tiếng ồn

Chủ đề liên quan đến giấc ngủ ngon

Hiểu được ngủ sớm có tác dụng gì, bạn có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và thể chất bằng thói quen ngủ lành mạnh. Hãy hình thành thói quen ngủ sớm và ngủ đủ để sống vui sống khỏe bạn nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 24/10/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo