Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm cách điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ thường xuyên, không những hiệu suất làm việc bị giảm sút mà sự an toàn cũng không được đảm bảo khi bạn lái xe đi trên đường. Chưa kể, bạn còn bị “dán nhãn” là người lười biếng hay thiếu tập trung. Những hậu quả do hội chứng này gây ra có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá để phát triển bản thân.
Hội chứng ngủ li bì còn có thể khiến bạn mệt mỏi triền miên và không có được cảm giác được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn thể chữa trị để tỉnh táo, sảng khoái và làm việc hiệu quả hơn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về hội chứng buồn ngủ mọi lúc mọi nơi này để bạn có thể tìm cách đẩy lùi càng sớm càng tốt nhé!
Thông thường, nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, người mắc hội chứng ngủ li bì có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi họ đã ngủ đủ số giờ khuyến nghị và ngủ rất ngon.
Hội chứng ngủ li bì là một trong trong những chứng rối loạn giấc ngủ. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và thực hiện những hoạt động hằng ngày như lái xe, điều khiển các thiết bị máy móc…
Hội chứng ngủ li bì tương tự như một rối loạn giấc ngủ khác gọi là chứng ngủ rũ vì chúng đều gây ra những cơn buồn ngủ quá mức. Tuy nhiên, những người mắc chứng ngủ rũ thường có những cơn buồn ngủ đến đột ngột, còn những cơn buồn ngủ của người mắc hội chứng ngủ li bì lại có xu hướng càng lúc càng tăng dần.
Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì thường bắt đầu ở độ tuổi 17 đến 24. Theo một bài báo trên tạp chí Tâm lý học (Psychosomatics), độ tuổi khởi phát trung bình là 21,8 tuổi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chứng ngủ rũ là gì
Dấu hiệu chính của hội chứng này là tình trạng buồn ngủ quá mức dù người mắc đã ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm. Cơn buồn ngủ quá mức này không phải do một bệnh lý hoặc một thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng.
Các triệu chứng khác của hội chứng ngủ li bì có thể bao gồm:
Các dấu hiệu của hội chứng ngủ li bì có thể chỉ kéo dài dưới 1 tháng nhưng cũng có thể kéo dài hơn từ 1 – 3 tháng, thậm chí tới hơn 3 tháng.
Hội chứng ngủ li bì có thể do sự gia tăng các hóa chất gây buồn ngủ trong não. Một nguyên nhân khác gây hội chứng này có thể là do các hóa chất trong não tương tác với axit y-aminobutyric (GABA), một chất chịu trách nhiệm thúc đẩy giấc ngủ.
Các yếu tố khác khiến bạn dễ mắc phải hội chứng bao gồm:
Một số người có thể mắc hội chứng này mà không rõ lý do. Đây được gọi là hội chứng ngủ li bì vô căn và xuất hiện ở khoảng 0,01 – 0,02% dân số.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán hội chứng ngủ li bì bằng cách loại trừ các bệnh lý hoặc thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi liên quan như:
Khi đã chẩn đoán bạn mắc hội chứng ngủ li bì, bác sĩ có thể kê toa một số chất kích thích để giúp bạn cải thiện cơn buồn ngủ như amphetamine, methylphenidate và modafinil. Các loại thuốc khác cũng thường được sử dụng để điều trị hội chứng này gồm:
Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:
Bạn cũng có thể gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và thử liệu pháp nhận thức hành vi để thay đổi thói quen ngủ cũng như học cách giảm căng thẳng.
Nếu kiên trì áp dụng các cách điều trị, bạn sẽ sớm cải thiện và đẩy lùi hội chứng ngủ li bì. Bạn chỉ cần chăm sóc cho giấc ngủ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là có thể cải thiện sự mệt mỏi, thiếu tỉnh táo và lơ mơ do hội chứng này gây ra. Khi đã có cảm giác nghỉ ngơi thoải mái, bạn sẽ làm việc và học tập hiệu quả hơn rất nhiều đấy!
Sử dụng công cụ này để kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết bạn có đang ở mức cân nặng hợp lý hay không. Bạn cũng có thể kiểm tra chỉ số BMI của trẻ tại đây.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hypersomnia: Causes, Symptoms, and Treatments https://www.sleepfoundation.org/hypersomnia Ngày truy cập: 24/11/2021
Central Disorders of Hypersomnolence https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4694150/ Ngày truy cập: 24/11/2021
Diagnosis of central disorders of hypersomnolence: A reappraisal by European experts https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1087079220300496 Ngày truy cập: 24/11/2021
Treatment of central disorders of hypersomnolence: an American Academy of Sleep Medicine systematic review, meta-analysis, and GRADE assessment https://jcsm.aasm.org/doi/10.5664/jcsm.9326 Ngày truy cập: 24/11/2021
Hypersomnia Information Page https://www.ninds.nih.gov/Disorders/All-Disorders/Hypersomnia-Information-Page Ngày truy cập: 24/11/2021
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Tất cả thảo luận
Nổi bật
Thu Minh
Chăm sóc giấc ngủ • 11 tháng
Con em bị tình trạng ngủ li bì giống như...
Rối loạn giấc ngủ
Đây là tất cả câu hỏi hiện có!
Bạn muốn đặt câu hỏi cho bác sĩ?