backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 13/02/2023

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Lấy khỏe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Móng chân mọc ngược do cắt lấy khóe có thể dẫn đến việc móng chân bị đau và sưng tấy. Nhiễm trùng móng chân xảy ra tại vị trí cắt do các vi khuẩn thường bám trên bàn chân hoặc nằm ẩn trong giày.

Thông thường, tình trạng móng chân mọc quặp thường xảy ra đối với các ngón chân cái. Bạn nên làm gì khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm cách xử lý khi lấy khỏe móng chân bị sưng mủ!

Vì sao lấy khóe móng chân bị sưng mủ?

Lấy khóe móng chân sẽ dẫn đến hiện tượng móng chân mọc ngược đâm vào thịt do cạnh móng bị hư hại và móng không còn khít với rãnh bên. Cần lấy khoé móng chân vì một số lý do:

  • Tính thẩm mỹ: trông gọn gàng và sạch sẽ hơn
  • Móng chân mọc cong xuống và ăn sâu vào da, gây đau, sưng, tấy đỏ và tiết dịch. 

Nếu lấy khóe móng chân không đúng cách có thể gây nguy hiểm, tổn thương vùng da móng chân, gây sưng tấy và chảy mủ

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ nhẹ

lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao

  • Bước 1: Rửa tay và làm sạch móng chân trước và sau khi chạm vào chân.
  • Bước 2: Khử trùng tất cả các dụng cụ cắt móng tay, nhíp, que đẩy biểu bì da chết và các dụng cụ chăm sóc móng khác bằng cồn tẩy rửa hoặc hydrogen peroxide (còn gọi là xy già) và để khô.
  • Bước 3: Ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 30 phút để làm mềm móng và da. Bạn có thể thêm muối Epsom, dầu cây trà, giấm hoặc các loại tinh dầu khử trùng khác vào bồn ngâm chân.
  • Bước 4: Lau khô bàn chân và các ngón chân bằng khăn mềm.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng xoa bóp vùng da xung quanh móng chân. Điều này giúp cải thiện lưu lượng máu đến khu vực móng chân và giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
  • Bước 6: Nhẹ nhàng nhấc mép móng chân lên và đặt một miếng bông gòn nhỏ dưới móng chân để làm chệch móng mọc theo hướng khác để không ăn vào da.
  • Bước 7: Cạo lớp da ở hai bên móng bằng dũa móng tay hoặc que đẩy biểu bì để loại bỏ hết tế bào da chết.
  • Bước 8: Sau mỗi lần ngâm móng chân, bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như Polysporin) và bôi thuốc lên phần ngón chân bị sưng.

>>> Tìm hiểu: Hướng dẫn cách làm móng tay nhanh dài tại nhà

Bạn có thể mua loại thuốc mỡ này mà không cần đơn thuốc của bác sĩ nếu tình trạng sưng mủ khóe móng chân bị nhẹ.

Cắt móng chân đúng cách để tránh tình trạng nhiễm trùng

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

  • Bước 1: Cắt móng chân bằng kềm cắt móng, và giữ cho móng dài ít nhất 1-2mm ở đầu móng chân. Vì thế, bạn cần cắt móng chân đều đặn trong vòng từ 6-8 tuần/ lần.
  • Bước 2: Cắt góc móng ở vị trí có thể nhìn thấy để giúp giảm áp lực, gây đau lên móng. 
  • Bước 3: Làm sạch khu vực cắt móng chân bằng dầu cây trà hoặc các chất khử trùng khác.

Nếu được điều trị đúng cách thì tiêu mủ trong móng chân sẽ tự hết sau 48 giờ và tình trạng đau móng chân sẽ khỏi chỉ sau 1 tuần. Ngoài ra, khóe móng chân bị sưng mủ có thể hoàn toàn tự chữa lành chỉ trong vòng 2 tuần.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể tự mình chăm sóc móng chân bị sưng mủ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính hoặc gặp vấn đề nhiễm trùng da, việc tự điều trị có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Nhiễm trùng do móng mọc ngược có thể lan đến bàn chân, cẳng chân hoặc cả cơ thể, thậm chí nó có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ngón chân.

Vì thế, bạn hãy khám bác sĩ nếu gặp có triệu chứng sau:

  • Bị đau móng chân dữ dội 
  • Gặp các dấu hiệu nhiễm trùng như đau, đỏ hoặc mủ trên móng chân
  • Bị đau hoặc nhiễm trùng ở bất cứ nơi đâu trên bàn chân
  • Mắc các bệnh tiểu đường hoặc bệnh mãn tính nào khác
  • Tình trạng móng chân sưng mủ không cải thiện sau 7 ngày
  • >>> Đọc thêm: 9 dấu hiệu móng tay biểu hiện sức khỏe. Đừng bỏ qua bài viết này!

    Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao khi nhiễm trùng nặng 

    lấy khóe móng chân bị sưng mủ trường hợp nghiêm trọng

    Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao trong trường hợp bị nhiễm trùng nặng? Bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để bác sĩ có cách xử lý phù hợp, giảm đau hiệu quả. Sau đây là một số thủ thuật mà bác sĩ có thể sử dụng để lấy khóe móng chân bị sưng mủ.

    • Bước 1: Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm tê ngón chân hoặc bàn chân bằng một mũi tiêm.
    • Bước 2: Da trên đầu móng chân mọc ngược có thể được loại bỏ bằng dao mổ.
    • Bước 3: Phần móng mọc ngược sau đó được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên bạn sẽ không cảm thấy đau trong suốt quá trình này.
    • Nếu bạn thường xuyên có móng chân mọc ngược bị sưng mủ, phương pháp laser hoặc hóa chất có thể được áp dụng để loại bỏ vĩnh viễn một phần của móng chân để móng không còn phát triển.

    Chăm sóc móng chân sau khi lấy điều trị

    Sau khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Để đảm bảo rằng vết thương móng chân mau lành và tránh tình trạng nhiễm trùng, bạn cần biết cách chăm sóc cho móng chân đúng cách sau khi phẫu thuật:

    • Uống thuốc kháng sinh dựa theo chỉ định của bác sĩ
    • Uống thuốc giảm đau nếu được bác sĩ kê đơn (acetaminophen, ibuprofen)
    • Bôi kem kháng sinh vào khu vực móng chân bị sưng 2 lần/ ngày hoặc nhiều hơn
    • Bôi kem làm tê hoặc kem chống viêm nếu cần thiết
    • Giữ cho khu vực móng chân sạch sẽ và khô ráo
    • Tránh đi bộ, chạy bộ trong vòng 2-4 tuần sau khi phẫu thuật
    • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại trái cây và rau quả để giúp vết thương mau lành. Tránh ăn thịt bò, rau muống, nước tương để vết thương mau lành miệng
    • Vậy bạn có nên lấy khoé móng chân? Câu trả lời là không lấy khóe móng chân cho những lần cắt sau vì điều này sẽ không giúp bạn thay đổi hướng móng mọc khác đi

    Nếu bạn bị nhiễm nấm móng, bạn có thể cần dùng thuốc trị nấm hoặc bôi kem thuốc để làm sạch vùng da này trước khi phẫu thuật

    >>> Bạn có thể quan tâm: Nấm móng chân là bệnh gì? Làm sao để nhận biết bệnh?

    Cách ngăn ngừa móng chân bị sưng mủ

    Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

    • Không cần cắt tròn các góc móng chân, mà bạn cần cắt sao cho các góc móng chân có thể nhìn thấy được và cũng đừng cắt chúng quá ngắn.
    • Sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước, móng chân của bạn sẽ trở nên tương đối mềm. Vì thế bạn có thể gập các góc của móng chân lên trên để dễ điều hướng móng mọc.
    • Đảm bảo giày bạn mang không bị quá chật và phải nên thoải mái khi di chuyển. Trong đó, mang giày hở mũi hoặc dép xăng-đan sẽ giúp thông thoáng vùng móng chân bị sưng.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết cách lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao để giảm đau nhức, và giảm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng cố gắng tự điều trị móng chân bị sưng mủ nếu móng mọc ngược bị khóe sâu hoặc bị nhiễm trùng nặng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vy Nguyễn · Ngày cập nhật: 13/02/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo