Giải pháp để hạn chế tình trạng móng mọc ngược
1. Cắt móng tay/chân cẩn thận và thường xuyên
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược hoặc phần móng mọc ngược lại xuất hiện sau khi bạn đã cắt bỏ là móng tay và móng chân phải được cắt một cách chính xác. Do đó, nếu con đã lớn, bạn hãy tập cho bé có thói quen cắt móng tay chân thường xuyên và đúng cách.
Bạn nên hướng dẫn trẻ làm như sau:
- Luôn luôn bắt đầu cắt tỉa phần móng ở hai bên trước.
- Sau khi cắt, nên giũa móng cho mịn, nhất là phần móng ở hai bên để hạn chế móng mọc ngược găm vào các mô xung quanh móng gây đau và viêm.
- Không nên cắt móng tay hay móng chân quá ngắn. Việc cắt móng quá sát có thể khiến chúng dễ dàng găm vào da khi chúng mọc dài ra.
- Có thói quen cắt móng tay mỗi tuần, riêng đối với móng chân, bé nên cắt sau mỗi 2 – 3 tuần.
- Làm sạch dụng cụ cắt móng sau mỗi lần sử dụng với cồn để đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm.
Ngoài ra, bạn nên sắm cho bé bộ cắt móng riêng, tập cho bé thói quen không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh…
2. Không mang giày dép quá chật
Bạn và bé nên sử dụng dép hở mũi hoặc giày dép có kiểu dáng không quá ôm sát phần mũi chân để các ngón chân không bị ôm quá chặt. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng móng chân mọc ngược.
Các bé còn nhỏ đang tuổi phát triển không nên mang giày cả ngày nhằm tránh cho chân không bị gò bó, bí hơi dễ khiến móng mọc ngược, gây viêm hay bị hôi chân. Do đó, những lúc không nhất thiết phải mang giày, bạn nên khuyến khích con đi dép. Ngoài ra, nếu bé thích đá bóng và thường xuyên chơi môn thể thao này, bạn nên mua cho con giày đá bóng chuyên dụng.
Bạn không nên mang giày dép cao gót, giày bít mũi quá thường xuyên để hạn chế tình trạng móng chân mọc ngược. Bạn có thể sử dụng dép xẹp, sandal đế bệt, giày búp bê… để di chuyển khi làm việc trong văn phòng.
3. Gặp bác sĩ

Nếu bạn hay bé bị móng mọc ngược và đã áp dụng các mẹo trên nhưng tình trạng sưng đau không cải thiện sau 2 – 3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Để giảm viêm và giúp giảm sưng đau, bác sĩ có thể kê toa một loại kháng sinh dùng đường uống hoặc bôi. Trong trường hợp phần mô quanh móng sưng tấy và gây đau dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định bạn tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ phần móng mọc ngược và vệ sinh phần mô bị viêm.
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những mẹo vặt hữu ích trong việc xử lý phần móng mọc ngược và biết cách hạn chế tình trạng này xảy ra.
Lan Quan / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!