Xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không? Như thế nào?
Gần đây, thủ thuật xác định giới tính bằng phương pháp NIPT ngày càng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy xét nghiệm NIPT là gì? Và xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không? Mời mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Xét nghiệm NIPT là gì?
Xét nghiệm NIPT (NIPT - Non - Invasive Prenatal Test) là một phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn, nhằm phân tích các đoạn DNA nhỏ đang chuyển động trong máu của mẹ. Qua đó, mẹ có thể xác định liệu em bé có mắc các bệnh lý di truyền như:
- Hội chứng Down (trisomy 21).
- Hội chứng Patau (trisomy 13).
- Hội chứng Edwards (trisomy 18).
- Các bất thường nhiễm sắc thể giới tính (X, Y).
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu của mẹ để phân tích DNA của thai nhi. Xét nghiệm NIPT giúp giảm nguy cơ gặp phải biến chứng so với các xét nghiệm xâm lấn như chọc ối.
Xét nghiệm NIPT biết trai gái như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu liệu xét nghiệm NIPT biết trai gái có chính xác không, ta cần hiểu phương pháp nhận biết giới tính dựa trên xét nghiệm NIPT được tiến hành như thế nào.
Việc xác định giới tính thai nhi bằng NIPT không phải dựa vào siêu âm, mà thông qua việc tìm kiếm sự hiện diện của nhiễm sắc thể Y (đặc trưng của bé trai) có trong mẫu máu của mẹ. Kết quả sẽ dựa trên hai trường hợp như sau:
- Nếu phát hiện có nhiễm sắc thể Y, thai nhi là bé trai (XY).
- Nếu không phát hiện nhiễm sắc thể Y, thai nhi là bé gái (XX).
Như vậy thông qua kết quả xét nghiệm NIPT, mẹ có thể biết được em bé là trai hay gái. Phân tích này được thực hiện bằng công nghệ giải trình tự gen nên sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mẹ hay thai nhi.
Xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không?
Câu trả lời là “có”. Theo thống kê, độ chính của phương pháp NIPT trong xác định giới tính có thể lên đến 99,9%. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể xảy ra sai sót nhỏ trong việc giới tính, cụ thể là:
- Đối với bé trai, độ chính xác cao hơn nhờ vào việc phát hiện sự hiện diện của NST Y.
- Với bé gái, độ chính xác có thể giảm nhẹ do phải xác định bằng cách loại trừ NST Y, nên vẫn có nguy cơ cho kết quả dương tính giả.
Tuy nhiên, NIPT không được sử dụng với mục đích duy nhất là xác định giới tính, mà là xét nghiệm sàng lọc các bất thường di truyền. Tại Việt Nam, việc tiết lộ giới tính thai nhi là hành vi bị cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép.
Xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không: Những yếu tố ảnh hưởng
Biết được xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không, có thể mẹ sẽ tò mò các yếu tố ảnh hưởng việc xác định giới tính. Một số yếu tố có thể làm sai lệch kết quả xác định trai/gái bằng NIPT có thể kể đến:
- Mẫu máu bị nhiễm tạp.
- Bé có dị tật ở cơ quan sinh dục.
- Kỹ thuật xét nghiệm và cách đọc kết quả của từng bác sĩ sẽ khác nhau.
- Mang thai đôi : bởi sự gia tăng lượng DNA tự do từ hai thai nhi trong máu mẹ có thể gây khó khăn cho việc đọc kết quả.
- Mẹ đang thực hiện các phương pháp điều trị khác: thì các loại thuốc và liệu pháp hormone cũng có thể ảnh hưởng đến việc đọc kết quả giới tính từ NIPT.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ. Việc xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không còn dựa trên thể trạng của mẹ, bởi tình trạng huyết học, các bệnh lý mãn tính cũng có thể làm thay đổi lượng DNA tự do của thai nhi trong máu mẹ.
Những điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm NIPT
Sau khi biết được xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không, đây là những điều cuối cùng mà mẹ cần lưu ý:
- Mẹ nên chọn địa điểm uy tín để làm xét nghiệm NIPT, nên chọn các bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên môn về di truyền học để tránh rủi ro không đáng có.
- Thời gian có kết quả sau khi làm xét nghiệm NIPT thường là từ 7 - 14 ngày sau khi lấy mẫu máu.
- Mẹ bầu nên nhớ rằng NIPT là xét nghiệm dùng để sàng lọc các bất thường di truyền, không phải chỉ để biết giới tính. Do đó mẹ không nên đặt nặng vấn đề này.
Như vậy, đáp án cho câu hỏi “xét nghiệm NIPT biết trai gái chính xác không?” là có, với độ chính xác lên đến 99,9%. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ rằng NIPT không dùng để phục vụ việc xác định giới tính. Do đó các kết quả chỉ nên mang ý nghĩa tham khảo thôi nhé!
Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!