– Không chỉ là tốc độ, nhịp điệu của tim cũng rất quan trọng
– Theo dõi nhịp tim có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng về tim
– Sau 10 tuổi, nhịp tim của chúng ta nên nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút (khi nghỉ ngơi)
Trường hợp bạn để cho nhịp tim vượt mức tối đa trong suốt thời gian dài thì cho dù chỉ số vượt bpm không cao, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mới thực hiện các hoạt động thể dục. Cụ thể, bạn có thể mắc phải các chứng bệnh mãn tính về tim sau này.
Theo một nghiên cứu ở những người thường xuyên đá bóng đã cho thấy kết quả này có cơ sở. Những người liên tục vượt qua chỉ số nhịp tim khi chạy bộ tối đa có tốc độ phục hồi chấn thương kém hơn khoảng 25%. Hơn nữa, họ cũng bị tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như:
Chính vì vậy, bạn cần lưu ý về nhịp tim trung bình khi chạy bộ để có thể điều chỉnh nó về mức phù hợp. Bạn nhất thiết phải ngừng các hoạt động thể chất khi cảm thấy đầu óc lâng lâng, chóng mặt hoặc cảm thấy hơi thở đứt quãng, buồn nôn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu khi tập thể dục cho thấy hệ tim mạch của bạn đang gặp vấn đề

Hướng dẫn cách luyện tập nhịp tim
Bên cạnh thay đổi tốc độ chạy, việc luyện tập nhịp tim khi chạy bộ dựa vào chỉ số bpm sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ mình nên chạy như thế nào. Dưới đây là 5 khu vực khác nhau dựa trên nhịp tim tối đa của bạn:
– Khu vực 1: 50 – 60%
– Khu vực 2: 60 – 70%
– Khu vực 3: 70 – 80%
– Khu vực 4: 80 – 90%
– Khu vực 5: 90 – 100%
Tùy vào mục tiêu cá nhân, bạn có thể dành thời gian luyện tập ở các khu vực khác nhau. Chẳng hạn, bạn muốn tập trung vào chạy bộ trên máy ở tốc độ ổn định trong nhiều dặm thì hãy áp dụng mức 50 – 60% (khu vực 1). Các vận động viên chạy nước rút chuyên nghiệp thì có thể tập trung ở khu vực 4 và 5.
Tập luyện nhịp tim là một cách hiệu quả để đo mức độ cơ thể bạn làm việc trong khi chạy. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình thành thói quen sử dụng máy đo nhịp tim để theo dõi quá trình luyện tập của mình.
Cách giảm nhịp tim khi chạy bộ an toàn
Đâu là cách giúp bạn tránh làm tăng nhịp tim quá mức khi chạy bộ? Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần lưu ý:
- Tăng dần mức độ hoạt động của bạn, đặc biệt là khi bạn không tập thể dục thường xuyên.
- Đợi ít nhất 1,5 tiếng sau khi ăn trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Khi uống chất lỏng trong lúc tập thể dục, bạn hãy nhớ tuân theo các nguyên tắc hạn chế chất lỏng.
- Dành thời gian khởi động trong vòng 5 phút với các bài tập kéo căng cơ, và đợi thêm 5 đến 10 phút hạ nhiệt sau hoạt động. Các bài tập về duỗi cơ có thể được thực hiện khi bạn đứng hoặc ngồi.
- Tập thể dục với tốc độ ổn định. Duy trì tốc độ cho phép bạn vẫn có thể nói chuyện trong suốt quá trình hoạt động.
>>> Bạn có thể quan tâm: Sự thật thú vị: Chạy bộ hàng ngày còn tốt hơn tập gym
Chạy bộ là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng bao giờ để bản thân kiệt sức khi chạy bộ. Việc hiểu rõ chạy bộ nhịp tim bao nhiêu là vừa và duy trì được nhịp tim khi chạy bộ lý tưởng sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ lợi ích khi luyện tập và phòng tránh các rủi ro. Lưu ý, bạn cần trao đổi với bác sĩ tim mạch trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục mới.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!