backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Giải đáp huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 14/11/2022

    Giải đáp huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

    Tăng huyết áp là một bệnh lý tim mạch mạn tính rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Bạn cũng có thể đã biết khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp hay cao huyết áp. Vậy, huyết áp cao nhất là bao nhiêu? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

    Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

    Trước khi tìm hiểu huyết áp cao nhất là bao nhiêu thì bạn cần hiểu rõ hơn về khái niệm huyết áp. Huyết áp là áp lực của máu trên thành động mạch chủ. Động mạch chủ mang máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể.

    Huyết áp được đo bằng hai con số:

    • Huyết áp tâm thu đo áp suất trên thành động mạch khi tim đập
    • Huyết áp tâm trương đo áp suất trên thành động mạch khi tim thư dãn giữa hai nhịp đập.

    Huyết áp bình thường là bao nhiêu? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị huyết áp lý tưởng ở một người khỏe mạnh là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn. Con số này cũng có thể thay đổi theo tuổi tác. Bạn có thể tìm hiểu kỹ về chỉ số huyết áp trung bình ở từng độ tuổi. Vậy, huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

    Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Huyết áp 160/110 mmHg có cao không?

    Huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

    huyết áp cao nhất là bao nhiêu?

    Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán tăng huyết áp sẽ hỏi bác sĩ rằng huyết áp cao nhất là bao nhiêu? Không thể có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này bởi huyết áp có thể thay đổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm trong ngày, giới tính, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, huyết áp sẽ luôn có sự thay đổi nhất định giữa các lần đo.

    Thay bằng việc quan tâm huyết áp cao nhất là bao nhiêu, bạn nên lưu ý tới việc huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm. Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp tâm trương cao hơn 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu trên 120 mmHg được coi là nguy hiểm, dễ mắc phải các biến cố mạch máu cấp tính và thậm chí có thể gây tử vong. Tình trạng này còn được gọi là tăng huyết áp cấp cứu vì cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

    Mức huyết áp càng cao càng làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan quan trọng trong cơ thể như tim, não, thận và mắt. Điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

    • Đau thắt ngực
    • Nhồi máu cơ tim. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu đến nuôi cơ tim bị tắc nghẽn đột ngột, cơ tim bắt đầu bị tổn thương do không có đủ oxy
    • Suy tim. Một tình trạng mà tim suy yếu, không thể bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể
    • Đột quỵ. Các động mạch cung cấp máu và oxy cho não có thể bị vỡ ra hoặc bị tắc nghẽn, gây ra đột quỵ .
    • Bệnh thận. Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu trong thận bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến tổn thương thận.

    Nếu kết quả đo huyết áp của bạn đột ngột vượt quá 180/120 mmHg, hãy đợi 5 phút và sau đó tiến hành kiểm tra lại huyết áp một lần nữa. Nếu kết quả đo vẫn cao bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được xử trí kịp thời.

    Nếu huyết áp luôn cao hơn 180/120 mmHg và đang có các dấu hiệu tổn thương cơ quan khác như đau ngực, khó thở, đau lưng, tê / yếu, thay đổi thị lực hoặc méo miệng, nói đớ, đừng chờ để huyết áp tự giảm xuống mà hãy gọi cấp cứu ngay.

    Cách kiểm soát huyết áp cao

    Điều quan trọng là phải kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần, bắt đầu từ khi bước sang tuổi 18. Một số người cần kiểm tra thường xuyên hơn nếu được chẩn đoán là cao huyết áp để biết tại thời điểm đó huyết áp cao nhất là bao nhiêu.

    Bạn có thể quan tâm: Những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng 10 phút

    huyết áp cao nhất là bao nhiêu và cách kiểm soát

    Hiểu rõ huyết áp cao nguy hiểm đến mức nào sẽ giúp bạn chủ động thực hiện các biện pháp để ổn định huyết áp ở mức bình thường bằng thuốc hạ huyết áp (nếu được bác sĩ chỉ định) và thay đổi lối sống. Chẳng hạn như:

    • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm hạn chế natri (muối) từ dưới 1.5g, tăng cường rau xanh và trái cây tươi
    • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần)
    • Không hút thuốc, hạn chế cà phê và các đồ uống chứa caffein khác
    • Hạn chế uống rượu bia, chỉ uống ít hơn 2 ly mỗi ngày đối với nam, ít hơn 1 ly mỗi ngày đối với nữ
    • Giữ cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn và tập luyện.
    • Nghỉ ngơi hợp lý và giảm căng thẳng
    • Ngủ đủ giấc từ 7-9 giờ mỗi ngày.

    Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề huyết áp cao nhất là bao nhiêu và những người bị tăng huyết áp thì nên làm gì để kiểm soát chỉ số này cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 14/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo