Cấu tạo của cầu thận (nơi lọc máu của cơ thể) là từ rất nhiều các mạch máu nhỏ. Huyết áp cao làm cho các mạch máu khắp cơ thể, bao gồm cả thận, căng ra. Tình trạng này kéo dài khiến mạch máu quanh thận suy yếu hoặc cứng lại. Điều này cản trở lưu lượng máu đến thận và cuối cùng là suy giảm hoạt động bình thường của thận.
Nếu chức năng thận không còn, người bệnh phải chạy thận nhân tạo định kỳ mới có thể duy trì sự sống.
Đột quỵ
Nguy cơ đột quỵ xảy ra liên quan trực tiếp đến mức độ cao của huyết áp.
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Điều này ngăn chặn việc cung cấp oxy cho não dẫn đến chết các mô não. Đột quỵ có thể dẫn đến tê liệt mặt, thân người, tay chân hoặc thậm chí tử vong.
Giảm thị lực
Huyết áp cao có thể làm cho các mạch máu cung cấp máu đến mắt bị vỡ hoặc xơ cứng lại, có thể chặn dòng máu bình thường vào mắt, do đó làm tổn thương dây thần kinh thị giác và gây giảm thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ.
Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng có thể gây tắc nghẽn các động mạch đưa máu đến võng mạc mắt.
Tổn thương mạch máu
Do lực bơm máu quá lớn, các mạch máu phải căng ra để máu lưu thông dễ dàng, có thể khiến chúng dễ bị vỡ.
Chứng phình động mạch
Chứng phình động mạch có thể xảy ra ở não, động mạch chủ, chân và lá lách.
Đôi khi các động mạch bị tắc nghẽn ở những vị trí do chất béo tích tụ, điều này có thể kích hoạt tim bơm máu mạnh hơn bình thường để máu đẩy qua các đoạn này. Sự căng thẳng liên tục có thể làm cho các động mạch dễ bị vỡ hơn, đó là chứng phình động mạch.
Rối loạn cương dương
Điều này xảy ra khi huyết áp cao không cho phép các động mạch đưa máu vào dương vật giãn ra theo cách bình thường trong quá trình giao hợp.
Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, khi huyết áp cao xảy ra sau mốc 20 tuần và tiếp tục được gọi là tiền sản giật, có thể dẫn đến sản giật. Tình trạng này mặc dù là tạm thời nhưng có thể gây nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi.
Bạn có thể xem thêm: Biến chứng tăng huyết áp: Bạn đã biết gì về nó?
Cần làm gì khi huyết áp 160/110 mmHg?

Sau khi đã rõ việc huyết áp 160/110 mmHg có cao không thì chú Long cũng cần nắm rõ cách xử lý khi bị tăng huyết áp. Nếu chưa từng được chẩn đoán, chú Long cần đến các bác sĩ tim mạch để được lập kế hoạch điều trị huyết áp lâu dài. Trong trường hợp đang điều trị, chỉ số huyết áp là 160/110 mmHg được xem là chưa đạt mục tiêu và chú cần tái khám sớm để bác sĩ điều chỉnh thuốc.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!