Các dấu hiệu bệnh trĩ gặp phải có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào loại trĩ mà bạn mắc phải. Dựa vào những biểu hiện và thực hiện biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán cấp độ bệnh để đưa ra cách điều trị phù hợp.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Các dấu hiệu bệnh trĩ gặp phải có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào loại trĩ mà bạn mắc phải. Dựa vào những biểu hiện và thực hiện biện pháp thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán cấp độ bệnh để đưa ra cách điều trị phù hợp.
Dựa vào vị trí búi trĩ mà bác sĩ phân biệt thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, bệnh trĩ ngoại thường gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống. Tùy theo cấp độ bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ ảnh hưởng từ ít hay nhiều đến người bệnh và yêu cầu những cách điều trị trĩ khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu bệnh trĩ theo từng loại và cách chẩn đoán bệnh qua bài viết dưới đây.
Búi trĩ có thể hình thành ở bên trong trực tràng (trĩ nội) hay ở dưới lớp da ở hậu môn (trĩ ngoại). Cả hai loại trĩ này có thể có chung một số dấu hiệu và triệu chứng như:
Chảy máu do trĩ thường khá ít và hiếm khi gây mất máu nghiêm trọng hay thiếu máu.
Búi trĩ nội hình thành ở bên trong ống hậu môn, đoạn cuối trực tràng nên người bệnh không thể nhìn thấy hay cảm nhận, sờ thấy được. Ở cấp độ nặng, búi trĩ có khi bị sa ra ngoài (sa búi trĩ) sau khi đi đại tiện nhưng có thể tự co vào trong hoặc được đẩy ngược vào trong bằng tay.
Đa số trường hợp người bệnh trĩ nội không cảm thấy đau đớn. Một số dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý gồm:
Những người bị sa búi trĩ có thể có những biểu hiện khác như:
Khi búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh mới có thể nhìn thấy nó với những đặc điểm sau:
Lưu ý, tình trạng sa búi trĩ không phải là sa trực tràng và cần phân biệt rõ. Khi bạn bị sa trực tràng nghĩa là một phần của trực tràng bị đưa ra ngoài hậu môn.
Trĩ ngoại có thể dễ dàng cảm nhận được vì chúng hình thành ở dưới lớp da hậu môn và nổi rõ lên ở quanh vùng hậu môn. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh trĩ ngoại mà người bệnh gặp phải gồm:
Búi trĩ nhìn thấy cũng có những đặc điểm tương tự như trĩ nội bị sa ra ngoài. Người bệnh có thể có vừa bị trĩ nội và trĩ ngoại, khi đó được gọi là trĩ hỗn hợp.
Một tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra với cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại (phổ biến hơn) đó là trĩ huyết khối hay tắc mạch – bên trong búi trĩ có các cục máu đông được hình thành. Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện:
Búi trĩ lúc này có các đặc điểm sau:
Trĩ huyết khối không quá nguy hiểm nhưng gây ra cảm giác rất đau đớn, khó chịu nên cần can thiệp điều trị sớm.
Nếu bạn bị chảy máu khi đi đại tiện hoặc các dấu hiệu bệnh trĩ (nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh trước đó) không tự hết/ cải thiện sau một tuần, hãy đến gặp bác sĩ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bị chảy máu ở trực tràng, hậu môn cũng đều liên quan đến bệnh trĩ. Triệu chứng này cũng có khả năng xảy ra ở các bệnh lý khác như ung thư đại trực tràng, ung thư hậu môn… Do đó, bạn cần để ý những dấu hiệu khác xảy ra cùng lúc, đặc biệt là thói quen đi đại tiện hay màu sắc, tính chất của phân. Lúc đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.
Trường hợp bạn bị chảy máu nhiều từ hậu môn đến mức choáng váng, chóng mặt hay muốn ngất xỉu, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc liên lạc đến số điện thoại cấp cứu ngay lập tức.
Dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng, bệnh trĩ ngoại có thể được chẩn đoán khá dễ dàng qua quan sát bằng mắt và thăm hỏi bệnh. Để chẩn đoán trĩ nội, bác sĩ thường phải kiểm tra kỹ hơn trong ống hậu môn và trực tràng.
Đôi khi bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ phần đại trực tràng bằng phương pháp nội soi nếu:
Trong quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ cần phân biệt, loại trừ với các vấn đề/ bệnh lý khác: áp xe quanh hậu môn, rò hậu môn, viêm ống hậu môn, lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, nứt hậu môn, ung thư hậu môn, sa trực tràng.
Đây là căn bệnh khá phổ biến và có khả năng chữa trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Do đó, khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bệnh trĩ, bạn hãy đi khám bệnh để kịp thời điều trị cũng như phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!