Trực tràng là đoạn ruột già cuối cùng nối giữa đại tràng và ống hậu môn, có chiều dài khoảng 11 – 15cm, đoạn đầu trực tràng có hình dạng giống chữ xích ma, đoạn cuối trực tràng giãn ra tạo thành bóng trực tràng. Chức năng chính của trực tràng là tham gia vào quá trình đào thải sau khi thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng bộ phận này lại dễ mắc các bệnh lý như viêm loét, polyp, ung thư…
Nội soi trực tràng là gì? Khi nào bạn cần làm nội soi?
Nội soi trực tràng là phương pháp đưa ống nội soi vào bên trong trực tràng để phát hiện các tổn thương, chẩn đoán và điều trị bệnh. Ống soi có gắn camera và đèn soi sẽ được đưa qua hậu môn để vào trực tràng, hình ảnh bên trong trực tràng sẽ được thu nhận bởi camera và hiển thị trên màn hình máy nội soi. Có 2 loại phương pháp:

Nội soi trực tràng ống cứng
Cấu tạo dụng cụ soi là ống thẳng, cứng, đường kính từ 1 – 2cm dài từ 25 – 50cm có lắp camera, đèn soi và dụng cụ bơm hơi bằng tay để có thể làm nở lòng ruột. Nội soi ống cứng có một nhược điểm là khó thực hiện cắt polyp do ống cứng, khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào, ống sẽ hở làm hơi thoát ra ngoài, lòng ruột xẹp lại nên khó quan sát tổn thương và không ghi được hình. Trước đây khi chưa có nội soi ống mềm thì nội soi ống cứng được sử dụng phổ biến.
Nội soi trực tràng ống mềm
Ống soi có đường kính nhỏ khoảng 1,3cm, dài khoảng 65cm, đầu ống soi được bọc nhựa trơn láng, thân ống soi mềm uốn được theo các chỗ gập của ruột. Nội soi ống mềm ít gây đau, bệnh nhân chỉ cần nằm nghiêng trái, kỹ thuật viên đứng thẳng phía sau lưng bệnh nhân, điều khiển ống soi và quan sát hình ảnh trên màn hình, nếu cần có thể chụp hoặc ghi lại hình ảnh lúc soi.
Hiện nay phương pháp này được sử dụng nhiều do có một số ưu điểm hơn so với nội soi ống cứng. Chẳng hạn như ống soi có thiết kế mềm nhỏ, được làm bằng chất liệu chuyên dụng nên khi đưa vào cơ thể sẽ không làm tổn thương niêm mạc trực tràng và không gây cảm giác khó chịu. Hình ảnh thu nhận được rõ ràng và chính xác.
Nội soi trực tràng được thực hiện khi nào?
Chẩn đoán bệnh ở trực tràng bằng phương pháp nội soi đang được áp dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm. Thế nhưng không phải tất cả bệnh nhân đều được chỉ định nội soi. Việc nội soi có thể được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!