Lời khuyên dành cho bạn là không nên ngoáy tai bằng vật cứng, dụng cụ kim loại, ngón tay…
4. Dị vật mắc kẹt trong tai

Chấn thương ống tai gây chảy máu khi lấy ráy tai cũng có thể xảy ra khi có dị vật bị mắc kẹt trong tai. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các bé hay nghịch ngợm nhét đồ chơi, bút màu, các vật dụng nhỏ khác vào tai.
Ngoài ra, côn trùng chui vào tai hoặc các vật thể nhỏ vô tình lọt vào tai cũng có thể gây khó chịu. Điều này khiến nhiều người dùng vật dụng để lấy dị vật ra khỏi tai. Sự tác động vào dị vật trong trường hợp này có thể gián tiếp gây tổn thương và chảy máu tai.
5. Do bị Cholesteatoma
Bạn có biết Cholesteatoma cũng là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao lấy ráy tai bị chảy máu không? Cholesteatoma là một cụm tế bào lành tính (không phải ung thư) “cư ngụ” ở phần giữa tai. Sự tích tụ này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai, gây chảy dịch và giảm thính lực.
Tình trạng này đôi khi bị nhầm lẫn với nhiễm trùng tai. Bệnh Cholesteatoma nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây chảy máu tai.
6. Do những chấn thương khác
Một số tình trạng chấn thương xảy ra khi bị tai nạn, té ngã, va đập vùng đầu khi tham gia giao thông, chơi thể thao… cũng có thể gây chấn thương tai dẫn đến chảy máu trong tai gây khó chịu. Lúc này, nếu lấy ráy tai, bạn sẽ nhận thấy có máu trong ráy tai.
7. Ung thư tai
Ung thư tai là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây ra tình trạng ráy tai có máu. Ngoài các vết loét chảy máu và các tổn thương khác do ung thư tai gây ra, người bệnh cũng có thể bị giảm thính lực.
Giải đáp thắc mắc: Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?

Nhiều người có thói quen dùng tăm bông, dụng cụ kim loại, vật cứng, nhọn… để lấy ráy tai. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị thủng màng nhĩ, chấn thương ống tai, nhiễm trùng tai… cùng với biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng gây chảy máu tai. Nếu tình trạng ngoáy tai bị chảy máu không được điều trị kịp thời, câu trả lời cho vấn đề “Lấy ráy tai bị chảy máu có sao không?” là “Có”. Dưới đây là một số biến chứng lâu dài có thể xảy ra:
- Giảm thính lực
- Mất thính lực (tạm thời hoặc vĩnh viễn)
- Nhiễm trùng tai
- Ù tai
- Viêm xương tai chũm
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Khó giữ thăng bằng
- Tổn thương não do nhiễm trùng lây lan qua tai trong đến não…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!