backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Rửa tai bằng nước muối sinh lý: Nên hay không? Cách rửa tai đúng chuẩn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    Rửa tai bằng nước muối sinh lý: Nên hay không? Cách rửa tai đúng chuẩn

    Ráy tai hình thành trong ống tai là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi ráy tai hình thành quá nhiều sẽ cản trở đến chức năng nghe của tai và là nguy cơ gây ra nhiều bệnh khác. Do đó, nhiều người thường rửa tai bằng nước muối sinh lý để làm sạch ráy tai.

    Việc lấy ráy tai rất dễ dàng thực hiện và thường được làm tại nhà. Hãy chọn cách lấy ráy tai an toàn, tránh nguy cơ làm thương tổn đến màng nhĩ. Việc rửa tai bằng nước muối sinh lý được xem là một trong những cách vệ sinh tai an toàn. Nhưng thực tế, có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không? Những rủi ro của cách vệ sinh này là gì? Cách vệ sinh lỗ tai đúng là gì?

    Tại sao lại có ráy tai?

    Trước khi biết rửa tai bằng nước muối sinh lý có tốt không và cách vệ sinh lỗ tai đúng là gì, cùng tìm hiểu lý do có ráy tai. Ráy tai được hình thành từ hỗn hợp của các tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi ở thành ống tai ngoài. Cùng với chuyển động của hàm khi nhai hoặc nói, những tuyến bã nhờn và mồ hôi sẽ được đẩy qua ống tai và dẫn đến lỗ tai. Dần dần, chúng sẽ kết hợp với bụi bẩn và một số chất khác tạo ra thành ráy tai.

    Tình trạng ráy tai bám trong lỗ tai với nhiều mảnh vụn nằm lâu trong ống tai sẽ dần khô cứng lại, khiến cho chức năng nghe bị suy giảm. Có 2 loại ráy tai là ráy ướt và ráy khô. Một số người sinh ra đã có ráy tai khô, có nhiều khả năng bị vón cục hơn so với những người khác.

    Có nên rửa tai bằng nước muối sinh lý không?

    Rửa tai bằng nước muối sinh lý có tốt không? Chúng ta đã thường quen thuộc trong việc dùng tăm bông, dụng cụ kim loại để lấy ráy tai. Tuy nhiên, những cách thức trên đã được chứng minh là không lấy được triệt để mà còn đẩy ráy tai vào phía gần màng nhĩ, có thể làm cho chức năng nghe kém dần. Vậy, cách vệ sinh lỗ tai đúng là gì? Rửa tai bằng nước muối sinh lý có tốt không?

    Việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý là một trong những cách vệ sinh cho tai và lấy ráy tai dễ dàng và an toàn nhất. Nhưng việc vệ sinh tai không thật sự cần thiết vì ống tai có chức năng tự làm sạch. Hãy vệ sinh tai bằng nước muối khi chức năng nghe có vẻ như kém đi và bên trong tai có cảm giác ngứa liên tục. Tuy nhiên, đừng tự ý vệ sinh tai bằng nước muối tai mà hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý thích hợp khi gặp phải những trường hợp sau:

    • Đau hoặc cảm giác đầy tai
    • Cảm giác như tai bị bịt kín
    • Mất một phần thính giác, nặng hơn theo thời gian
    • Ù tai
    • Ngứa, chảy mủ hoặc có mùi hôi từ tai
    • Ho khan

    Cách rửa tai bằng nước muối sinh lý

    Cách vệ sinh tai bằng nước muối đúng là gì? Rửa tai bằng nước muối sinh lý như thế nào cho sạch và an toàn? Việc rửa tai bằng nước muối sinh lý khi được thực hiện đúng cách rất hiệu quả. Độ mặn trong nước muối có tác dụng làm tan ráy tai và loại bỏ nó khỏi ống tai một cách dễ dàng. Nước muối sinh lý cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh cho nhiệt độ của nước muối lạnh hơn hoặc nóng hơn nhiệt độ cơ thể.

    Sau đây là cách vệ sinh tai bằng nước muối. Để rửa tai bằng nước muối sinh lý, bạn nhúng một miếng bông gòn vào nước muối và nghiêng nhẹ đầu sang một bên. Nhẹ nhàng dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý nhỏ vào tai, dùng tay day tai để nước muối thấm đều. Sau đó, để nước muối trong vài phút để ráy tai tan. Nghiêng đầu hướng ngược lại để trút hết nước muối ra khỏi tai. Dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm hết các dung dịch còn thừa và lấy ráy tai bị bong ra. Lặp lại quy trình cho tai còn lại. Ngoài ra, một cách vệ sinh tai bằng nước muối khác là bạn có thể dùng ống tiêm để nhỏ nước muối vào ống tai thay vì dùng bông gòn.

    Tuyệt đối không sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh tai hay nhỏ nước muối vào tai tại nhà nếu bạn có những tình trạng sau:

  • Ống thông khí ở tai
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Chàm gần tai
  • Bệnh tiểu đường
  • Thủng màng nhĩ
  • Rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

    Rủi ro khi rửa tai bằng nước muối sinh lý

    Rửa tai bằng nước muối sinh lý hay nhỏ nước muối vào tai có rủi ro gì? Đừng tự ý vệ sinh tai bằng nước muối khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì có thể bạn mắc phải một trong số những tình trạng trên nhưng không biết, việc vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý sẽ khiến cho tình trạng trở nên tệ hơn. Ngoài ra, việc rửa tai bằng nước muối sinh lý này có thể gặp phải một số rủi ro sau:

    • Thủng màng nhĩ: Thủng màng nhĩ xảy ra khi áp lực của nước muối ép ráy tai bị nén chặt hơn. Điều này sẽ khiến ráy tai khó bị lấy ra ngoài, đồng thời gây áp lực lên màng nhĩ. Áp lực tăng có thể gây thủng màng nhĩ.
    • Nhiễm trùng tai: Một trong những bệnh nhiễm trùng tai phổ biến là bệnh viêm tai ngoài. Tình trạng viêm xảy ra có thể do nhiễm trùng và sẽ gây ra đau đớn, khó chịu.
    • Chóng mặt: Tình trạng chóng mặt có thể xảy ra tạm thời sau khi rửa tai bằng nước muối sinh lý.
    • Điếc: Điếc là tình trạng thương tổn có thể xảy ra vĩnh viễn hoặc tạm thời.

    Dung dịch thay thế cho nước muối sinh lý

    Ngoài nước muối sinh lý, bạn có thể rửa tai bằng gì? Loại nước rửa tai nào phù hợp? Hãy cân nhắc một số những dung dịch thay thế cho nước muối sinh lý sau:

    • Rửa tai bằng gì? Dầu: Bạn có thể sử dụng dầu ô liu, dầu khoáng hoặc dầu em bé để thay thế cho việc rửa tai bằng nước muối sinh lý. Các bước thực hiện tương tự như nước muối sinh lý. Chất dầu sẽ làm mềm ráy tai và rất dịu nhẹ, không gây khó chịu.
    • Nước rửa tai nào phù hợp? Dung dịch oxy già, giấm hoặc dung môi IPA: Đây là những chất có tác dụng làm mềm ráy tai rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, các dung dịch này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nếu có vấn đề về màng nhĩ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo