4. Do giới tính và tuổi tác

Một số nghiên cứu cho thấy nam hay có nguy cơ bị tích tụ ráy tai hơn nữ nên ráy tai cũng sẫm màu hơn.
Hơn nữa, ráy tai cũng trở nên sậm màu theo tuổi tác. Ở người lớn tuổi, lượng ráy tiết ra thường ít hơn nhưng lại đặc và khô hơn, ống tai khó tự làm sạch hơn dẫn đến tích tụ và sẫm màu.
Không những thế, những người lớn tuổi thường bị lão thính nên hay sử dụng máy trợ thính, điều này cũng gây bất lợi cho cơ chế tự đào thải ráy.
Cách xử lý khi ráy tai bị đen đơn thuần
1. Xử lý ráy tai màu đen tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, ráy tai chuyển màu đen không có nghĩa là đang bị bệnh, nó không gây ra mối lo ngại hoặc rủi ro gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cứ để nó tích tụ như vậy thì lâu ngày sẽ gây bít tắc, cản trở dẫn truyền âm thanh, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi nấm phát triển gây viêm ống tai ngoài. Chính vì vậy, bạn cũng nên áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà như sau:
Thụt rửa ống tai
Bạn có thể thụt rửa tai bằng nước ấm, nước muối sinh lý (có độ ấm tương đương thân nhiệt). Đôi khi có thể dùng thêm tinh dầu hoặc oxy già (hydrogen peroxide). Các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Bơm nước ấm (hoặc hỗn hợp nước ấm pha tinh dầu/oxy già) vào một ống xilanh hoặc bóng cao su nhỏ
- Bước 2: Nghiêng đầu sao cho tai được rửa hướng lên trần nhà
- Bước 3: Nhẹ nhàng đưa đầu ống xilanh vào ngay cửa lỗ của ống tai rồi từ từ bơm nước vào tai
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế đó trong 1-2 phút để ráy tai ngấm nước và rã ra, sau đó lật đầu lại cho tai úp xuống để nó tự chảy ra ngoài.
- Bước 5: Lặp lại như vậy với tai bên kia nếu cần thiết.
Hoặc, ta cũng có thể để bên tai cần rửa hướng xuống bồn rửa mặt, sau đó bơm rửa ngược lên để làm trôi ráy ra ngoài.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!