backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 05/07/2022

    10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản

    Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là một vấn đề khá phổ biến và thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi… Mặc dù tình trạng này thường gây ra nhiều bất tiện như cảm giác khó chịu, khó thở, cùng những triệu chứng khác nữa, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà bằng một số cách vô cùng đơn giản.

    Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được 10 cách chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả.

    Có rất nhiều cách điều trị tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà. Nguyên tắc chung của những phương pháp này là làm giảm tình trạng sưng viêm bên trong khoang mũi.

    1. Rửa mũi để chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Rửa mũi là một cách để vệ sinh mũi, giúp khoang mũi thông thoáng hơn. Bạn có thể dùng nước cất, nước đun sôi để nguội, nước muối sinh lý hoặc nước tiệt trùng và dụng cụ chuyên rửa mũi (như bình rửa mũi) để giúp thông mũi dễ dàng hơn.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Cách rửa mũi cho người lớn tại nhà đúng cách

    2. Nhỏ nước muối sinh lý

    Nước muối sinh lý, đặc biệt là nước muối ấm, có công dụng làm tăng độ ẩm trong xoang mũi, nhờ đó mà làm dịu và giảm viêm các mạch máu đang viêm, sưng. Do đó, nhỏ nước muối sinh lý hay xịt nước muối sinh lý được xem là một cách hiệu quả điều trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. 

    3. Chườm ấm để trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Bạn có thể chườm ấm khi bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, vì cách này sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy ở mũi bằng cách giúp mạch máu bên trong mũi lưu thông dễ dàng hơn. Đây là một phương pháp vô cùng an toàn và có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu nhanh chóng. Để chườm ấm trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Nhúng khăn sạch vào thau nước ấm (không quá nóng để tránh gây phỏng da), vắt ráo nước
  • Bước 2: Gấp khăn nhỏ vừa đủ rồi đặt lên sống mũi, nằm thư giãn
  • Bước 3: Khi khăn đã nguội, lặp lại bước 1 từ 3-4 lần.
  • Bạn có thể thực hiện phương pháp chườm ấm này vào những lúc rảnh rỗi và áp dụng nhiều lần trong nhiều ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

    4. Tắm nước ấm

    cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Một trong những cách chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi đơn giản và ít tốn kém là tắm nước ấm. Lý tưởng nhất là bạn tự tạo ra một phòng tắm bốc hơi nước ấm gần giống như một phòng xông hơi bằng cách mở vòi nước nóng cho nước chảy vào bồn/thau trước khi tắm vài phút. Nếu không thể làm cách này, bạn có thể tắm trực tiếp dưới vòi nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm. Phương pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn nhờ tác dụng làm giảm sưng viêm trong khoang mũi.

    >>> Bạn có thể xem thêm: [Infographic] 8 cách giảm nghẹt mũi không cần dùng thuốc

    5. Uống nhiều nước ấm

    Uống đủ nước là điều bạn cần làm mỗi ngày, tuy nhiên, khi bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, bạn cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể hơn. Cách này sẽ làm giảm áp lực xoang cũng như giảm kích ứng mũi, giúp bạn dễ thở hơn. Ngoài lượng nước lọc cần uống mỗi ngày, bạn có thể uống thêm nước trái cây, sinh tố, các loại nước ép bổ dưỡng khác.

    6. Xông mũi chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Xông mũi cũng gần giống với phương pháp tắm nước ấm bằng một phòng xông hơi nhưng cách này sẽ tác động trực tiếp và gần với khoang mũi của bạn hơn. Điều bạn cần làm chỉ là:

    • Bước 1: Chuẩn bị một cái tô hoặc thau nhỏ nước nóng
    • Bước 2: Cho vào tô nước nóng một vài hạt muối hoặc một vài giọt nước cốt chanh để tăng tính sát khuẩn trong trường hợp bạn bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi do cảm lạnh, cảm cúm
    • Bước 3: Trùm khăn lớn qua đầu và che kín sao cho khuôn mặt và tô nước nóng nằm bên trong khăn.

    Lưu ý là bạn không nên áp mặt quá sát tô nước nóng để tránh bị phỏng, đồng thời chỉ nên xông mũi trong 10 phút. 

    7. Massage mũi

    cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Nếu bạn thắc mắc bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi phải làm sao, thì lời khuyên dành cho bạn là nên massage mũi. Đây là một cách vô cùng đơn giản giúp bạn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bên trong khoang mũi. Tùy vào từng mục đích khác nhau mà bạn nên massage mũi ở những vị trí khác nhau:

    • Nếu bạn muốn làm giảm áp lực trong xoang và ngăn niêm mạc bị khô, hãy xoa bóp giữa lông mày
    • Nếu bạn muốn làm giảm sưng, viêm mao mạch, hãy xoa bóp vị trí giữa môi trên và mũi.

    Hãy tham khảo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về những vị trí nên massage để làm giảm nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Bấm huyệt trị nghẹt mũi: Bấm thế nào mới đúng?

    8. Sử dụng máy tạo độ ẩm

    Dùng máy tạo độ ẩm là một cách tốt giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn cả ngày khi bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi gây khó chịu. Nguyên nhân là vì máy tạo độ ẩm sẽ giúp căn phòng của bạn không bị thiếu ẩm, từ đó hạn chế nguy cơ mũi của bạn bị khô, nhờ vậy mà làm giảm thiểu tối đa tình trạng sưng, viêm các mô, mạch và xoang mũi.

    9. Cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi với các nguyên liệu tự nhiên

    Các nguyên liệu từ thiên nhiên có tính sát khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm cao, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Bạn có thể dùng gừng, bạc hà, tỏi… để làm ra các loại nước hỗ trợ chữa bệnh này, chẳng hạn như nước trà gừng nóng, trà bạc hà, nước ép tỏi…

    >>> Bạn có thể xem thêm: Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả

    10. Thuốc trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi

    Khi bạn bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó biết được nên dùng thuốc gì để điều trị nghẹt mũi. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo toa đã được kê.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 10 cách chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 05/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo