4. Các biến chứng khác

Sưng lưỡi, sưng nề thành họng, phù nề màn khẩu cái mềm có thể xảy ra tùy theo mức độ “sang chấn” trong quá trình mổ từ việc đặt ống nội khí quản, đặt banh mở miệng cho tới “công cuộc” bóc tách, cắt đốt. Sự sưng nề này có thể xảy ra trong vài giờ đầu tiên sau khi cắt amidan và sẽ được giải quyết bằng các thuốc chống phù nề. Hiếm khi có phù nề “quá khích” dẫn tới mức chèn ép đường thở, đe dọa tính mạng.
Một số các sang chấn khác như chấn thương răng, bỏng niêm mạc do đầu đốt điện, chấn thương thanh quản do ống nội khí quản, hít phải dịch dạ dày khi gây mê, bít tắc đường thở do máu đọng…cũng có thể xảy ra tuy rất hiếm.
5. Biến chứng sau cắt amidan: Những “phiền toái” thông thường cần phải xác định để “chịu đựng”

Ngoài những biến chứng đã đề cập ở trên, thì những “phiền phức” cần phải xác định để “chiến đấu” bao gồm:
- Đau cổ họng từ trung bình đến nặng trong 1-2 tuần
- Đau tai, cổ hoặc hàm
- Buồn nôn và có thể nôn mửa trong vài ngày
- Sốt nhẹ trong vài ngày
- Hôi miệng kéo dài đến 2 tuần
- Cảm thấy vướng trong họng
- Lo lắng hoặc rối loạn giấc ngủ
- Da khô do không bù đủ nước vì nuốt đau
6. Các biến chứng “xa” sau cắt amidan được cho là có liên quan đến một vài vấn đề về hô hấp
Những “hậu quả” lâu dài sau khi cắt amidan liên quan tới hệ hô hấp đã được đề cập. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Otolaryngology cho thấy, những người đã cắt bỏ amidan khẩu cái (amidan) và/hoặc amidan vòm (V.A) ở độ tuổi từ 9 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc bệnh về hô hấp cao hơn đáng kể khi lớn lên so với nhóm cũng bị viêm amidan như vậy nhưng không cắt bỏ mà chỉ điều trị bằng thuốc. Cụ thể, việc nạo V.A hoặc cắt amidan có liên quan đến việc gia tăng gấp 2-3 lần các bệnh về đường hô hấp trên. Nạo V.A làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc COPD và viêm kết mạc. Cắt amidan kết hợp nạo V.A có thể làm tăng 17% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Hơn nữa, mục tiêu giảm thiểu những rủi ro về sức khỏe sau này mà phẫu thuật cắt bỏ amidan nhắm tới, dường như không có sự khác biệt giữa “cắt” và “không cắt”. Và, tuy rằng việc bị viêm họng và số ngày phải nghỉ học vì nó có giảm trong năm đầu tiên nhưng kết quả đó lại không duy trì được lâu.
Một nghiên cứu khác thì chỉ ra rằng những trẻ bị tắc nghẽn hô hấp khi ngủ sẽ được cải thiện tốt hơn sau cắt amidan, tuy nhiên thời gian theo dõi lại quá ít, không vượt quá 1 năm. Chính vì những “khiếm khuyết” trong các báo cáo, đòi hỏi các nghiên cứu về vấn đề này cần phải sâu hơn và “dài hơi” hơn để đưa ra được những khuyến cáo có giá trị.
Do đó, việc can thiệp y học luôn luôn được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ, nhằm đem đến những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh.
Khi nào nên đi khám nếu gặp phải những hậu quả sau khi cắt amidan?

Thông thường, sau khi cắt amidan, bệnh nhân có thể được về trong ngày hoặc ngày hôm sau với tờ hướng dẫn chăm sóc. Tuy không phải ai cũng gặp phải những biến chứng sau khi cắt amidan, nhưng nếu nó xảy ra, người bệnh cần phải quay lại bệnh viện ngay nếu thấy có các biểu hiện sau:
- Chảy máu đỏ tươi: Bình thường, sau cắt thì luôn có một chút máu lẫn trong nước bọt khi nhả ra. Tuy nhiên, nếu thấy ra nhiều máu đỏ tươi thì cần phải được làm thủ thuật cầm máu ngay.
- Sốt cao: Nếu thấy bị sốt trên 38,9 độ C thì là bất thường, đe dọa một nhiễm trùng nặng.
- Mất nước: Hãy quay lại bệnh viện nếu thấy có dấu hiệu mất nước nặng, chẳng hạn như khát nước, môi khô tróc, giảm đi tiểu, đau đầu, suy nhược, choáng váng hoặc chóng mặt (Các dấu hiệu mất nước phổ biến ở trẻ em bao gồm đi tiểu ít hơn 2-3 lần/ngày hoặc khóc không ra nước mắt).
- Có các vấn đề về hô hấp: Ngủ ngáy hoặc thở hơi bị “ồn ào” là thường gặp trong tuần đầu tiên của quá trình hồi phục. Tuy nhiên, nếu thấy có tình trạng khó thở thực sự thì cần phải đi cấp cứu ngay và luôn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những vấn đề cần phải lưu ý cũng như các biến chứng nguy hiểm cần phải được đề phòng sau cắt amidan.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!