Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn như Streptococcus gây ra. Bên cạnh đó, viêm VA ở trẻ và ở người lớn cũng có thể do một số loại virus gây ra, bao gồm virus Epstein-Barr, virus adeno (hay andenovirus) và virus rhino. Ngoài ra, bệnh “sùi vòm họng” ở người lớn còn do nhiễm trùng mạn tính hoặc dị ứng, môi trường sống ô nhiễm hoặc thói quen hút thuốc.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?
Phì đại VA là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và thường không gây trở ngại vì VA sẽ teo dần đi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh có đi kèm các triệu chứng khác của nhiễm trùng thì cần được chẩn đoán sớm.
Trước tiên, bác sĩ cần thăm khám tình trạng sức khỏe của người bệnh, kiểm tra các triệu chứng thực thể bằng cách sử dụng đèn chiếu chuyên dụng và que đè lưỡi để soi và quan sát vùng hầu họng.
Tùy thuộc vào kết quả này mà người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện tiếp các xét nghiệm khác như:
- Kiểm tra cổ họng bằng cách sử dụng gạc để lấy mẫu vi khuẩn và các sinh vật khác
- Xét nghiệm máu để xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng
- X-quang đầu và cổ để xác định kích thước của VA và mức độ nhiễm trùng
Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ bị viêm VA có thể cần phải trải qua một giai đoạn kiểm tra nhịp thở và sóng não khi ngủ bằng điện cực để xác định tình trạng ngưng thở khi ngủ. Giai đoạn này tuy không gây đau đớn nhưng có thể gặp khó khăn do trẻ phải qua đêm ở bệnh viện.
Những phương pháp điều trị bệnh viêm VA (sùi vòm họng) là gì?
Cách chữa viêm VA ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu bé bị phì đại VA nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu chờ thêm thời gian để các hạch vòm họng tự teo dần lại.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!