Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người thân bị rối loạn tiền đình, chỉ cần bình tĩnh sẽ ổn!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 19/07/2021

    Người thân bị rối loạn tiền đình, chỉ cần bình tĩnh sẽ ổn!
    Quảng cáo

    Ban đầu khi bị rối loạn tiền đình, biểu hiện thường không nghiêm trọng, chỉ là những cơn chóng mặt thoáng qua, nhưng sau đó sẽ tăng dần lên và tiến triển thành mạn tính. Lúc này, bệnh nhân có thể gặp tai nạn vì những triệu chứng thường xuyên xảy ra, không chỉ giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày.

    Nếu bình tĩnh áp dụng cách xử lý triệu chứng, bạn sẽ giúp người thân tránh bị chóng mặt hay mất thăng bằng dẫn đến nguy cơ té ngã.

    Khi bị rối loạn tiền đình nên làm gì?

    Bệnh rối loạn tiền đình ở thể nặng có thể sẽ kèm theo những triệu chứng như buồn nôn, toát mồ hôi và thậm chí là ngất xỉu. Nếu phát hiện người thân bị rối loạn tiền đình, bạn nên thực hiện những phương pháp sơ cứu tại chỗ để người bệnh khỏe hơn.

    bị rối loạn tiền đình

    Để sơ cứu tại chỗ người bị rối loạn tiền đình, bạn nên thực hiện những bước sau:

    • Đưa người bệnh đến nơi yên tĩnh: Trước tiên, bạn nên cho người bị rối loạn tiền đình nằm ở nơi yên tĩnh, thoáng gió và không có tiếng động. Hãy chọn nơi sao cho người bệnh cảm thấy thoải mái nhất và chỉ chọn 1 tư thế nằm thích hợp như nằm nghiêng trái, phải hoặc nằm ngửa.
    • Cho người bệnh nghỉ ngơi: Nếu người bị rối loạn tiền đình đang tham gia phương tiện giao thông, bạn nên để người bệnh nằm thư giãn, nghỉ ngơi ở nơi có nhiều cây xanh và thoáng mát. Bạn nên đặt người bệnh nằm yên và nên tránh thay đổi tư thế thường xuyên vì sẽ rất dễ bị ngã gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn.
    • Tránh ánh sáng mạnh: Bạn cần tránh ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu vào mặt người bị rối loạn tiền đình vì sẽ làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt.
    • Cho người bệnh uống nước: Nếu bệnh nhân buồn nôn, bạn hãy để nôn hết ra nhưng sau đó bạn cho bệnh nhân bù nước và chất điện giải bằng dung dịch orezol.
    • Kết hợp uống sữa đặc nóng: Bạn có thể xen kẽ cho người bệnh uống sữa đặc nóng có đường để làm tăng đường huyết và tránh kiệt sức.
    • Xoa bóp bằng dầu gió: Dùng dầu gió xoa đều lên lên vùng thái dương và thực hiện xoa vùng trán nhẹ nhàng để làm dịu cảm giác chóng mặt và đau đầu.

    Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn còn tiếp tục những biểu hiện khó chịu thì bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

    Những phương pháp sơ cứu khẩn cấp chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian ngắn. Để tránh triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, bạn nên giúp người bị rối loạn tiền đình áp dụng các phương pháp điều trị lâu dài.

    Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình lâu dài

    bị rối loạn tiền đình

    Mặc dù rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Để giảm tình trạng bệnh, bạn cần khích lệ người thân thường xuyên thực hiện các bài tập, các phương pháp xoa bóp, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh.

    Bài tập điều trị cho người bị rối loạn tiền đình

    • Bài tập vẩy tay: Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, thải độc cơ thể làm giảm triệu chứng chóng mặt. Bạn nên tập động tác này 2 lần 1 ngày vào những lúc bụng no. Bạn có thể bắt đầu từ vài trăm cái, sau đó tăng dần cho đến 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút tập.
    • Bài tập cho mắt: Bài tập này giúp bạn cải thiện tầm nhìn và khả năng tập trung vào một vật thể đứng yên trong khi đầu đang di chuyển.
    • Bài tập toàn thân: Đây là bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình có tác dụng thư giãn cổ và vai, rèn luyện mắt để duy trì thăng bằng cơ thể. Từ đó, bạn sẽ không còn những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
    • Bài tập đầu và cổ: Bài tập giúp giảm tình trạng mỏi cổ và giúp tăng cường sức mạnh vùng cổ và vai và làm giảm đau nhức. Đây là bài tập có tác dụng giúp người bị rối loạn tiền đình giảm bớt căng thẳng, lưu thông máu và tỉnh táo hơn.
    • Bài tập với tư thế nằm nghiêng: Bài tập giúp não bộ làm quen với triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại.

    Các bài tập trên là cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà mà bạn có thể khích lệ người thân thực hiện để cải thiện các triệu chứng.

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp và bấm huyệt khi người thân bị rối loạn tiền đình. Tác động vào các huyệt vùng đầu, vùng trán, vùng mắt và vùng tai sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu.

    Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

    Bạn nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu axit folic, thực phẩm giàu chất xơ, cũng như những thực phẩm giàu vitamin như vitamin B6, C và D. Chúng chủ yếu là các loại rau lá xanh, trái cây tươi, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nước lạnh, đậu các loại, hạt béo, ngũ cốc nguyên cám. Hãy tránh những thực phẩm không lành mạnh như chất béo động vật, đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm máu tăng cao, nghẽn tĩnh mạch và làm gia tăng các cơn đau đầu cũng như chóng mặt.

    Bên cạnh đó, để chữa rối loạn tiền đình đúng cách bạn cũng cần tránh dùng các thực phẩm có chứa các chất kích thích và các thực phẩm không lành mạnh bao gồm caffeine, rượu bia, chất béo, nicotine trong thuốc lá.

    Thói quen sinh hoạt khi bị rối loạn tiền đình

    bị rối loạn tiền đình

    Bệnh nhân bị tiền đình nên làm gì thì không thể bỏ qua thói quen sinh hoạt khoa học theo các lời khuyên sau đây:

    • Sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, cũng như ăn uống điều độ và không bỏ bữa để không bị kiệt sức gây ra các tình trạng buồn nôn và chóng mặt.
    • Tránh làm việc quá lâu: Tránh ngồi làm việc quá lâu hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài để hạn chế gây căng thẳng cho thần kinh.
    • Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ, đi xe đạp, tập yoga để tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất cho cơ thể.

    Ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược

    Liệu pháp ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược như trà xanh, gừng, sả, muối… sẽ giúp kích thích chất lượng giấc ngủ mỗi đêm. Việc ngâm chân cũng giúp ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật.

    Nhờ những thông tin trên hẳn bạn đã có cách xử lý khi người thân bị rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, nhớ giúp họ áp dụng các phương pháp điều trị lâu dài, sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp. Sự hỗ trợ của người nhà sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh tai nạn không đáng có và lấy lại sức khỏe bền vững.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoa Vũ · Ngày cập nhật: 19/07/2021

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo